Trong “Avengers: Đế chế Ultron”, tưởng chừng Iron Man Tony Stark sẽ trở thành kẻ xấu, nhưng thực ra, vai phản diện thực sự của phim chính là một con robot mang tên Ultron do chính Tony chế tạo ra.
Biệt đội siêu anh hùng trong Avengers: Đế chế Ultron
Sau sự kiện tại New York, các thành viên của biệt đội Avengers mỗi người đi một ngả. Khi phát hiện ra vị trí cây quyền trượng tối thượng của Loki bị thất lạc, cả nhóm quyết định tái hợp để tấn công căn cứ của tổ chức Hydra do Strucker cầm đầu để tìm lại được vũ khí nguy hiểm này. Nhưng nhiệm vụ này lại không hề đơn giản.
Lần này, họ phải đối mặt với sức mạnh dị thường của anh em nhà Maximoff: Wanda và Pietro. Nếu người anh Pietro có được tốc độ siêu phàm thì cô em gái Wanda lại nắm được năng lực thay đổi thực tại và điều khiển suy nghĩ của người khác.
Anh em nhà Maximoff
Lợi dụng quyền năng của cây quyền trượng, Tony Stark đã xâm nhập vào chương trình bảo vệ hòa bình Ultron để tạo nên trí thông minh nhân tạo cho những robot. Và rồi, Ultron đã ra đời với những nhận thức sai lệch. Thay vì bảo vệ công lý, Ultron biến chất, tự ý quyết định trừ khử “cha đẻ” và những người ngăn cản nó thiết lập lại trật tự thế giới.
Trong phần phim này, ngoài những trải nghiệm hoành tráng từ màn đối đầu giữa siêu anh hùng và kẻ ác, bộ phim còn tập trung khắc họa chiều sâu tâm lý của từng nhân vật. Từng thành viên của Avengers dù đang sở hữu những năng lực phi thường, thực hiện nhiệm vụ cao cả, nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn là con người. Vì vậy, mỗi người đều mang những cảm xúc, trách nhiệm, mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, êm ả.
Vì sự nghi ngờ đối với bản thân, Stark đã vô tình chế tạo ra một cỗ máy hủy diệt
Đó là sự cô đơn, lạc lõng của Captain America giữa cuộc sống hiện đại và sự hoài nghi về những việc mình đang theo đuổi. Mặc cảm về trách nhiệm của Thor với sự sống còn của thần dân Asgard. Nỗi sợ hãi về bản thân của Bruce Banner, hay Hulk… Tuy nhiên, không có giằng xé nào mang đến hiểm họa nhiều bằng Tony Stark.
Khác với các siêu anh hùng trong đội, Stark lo lắng và nghi ngờ về sức mạnh của mình cũng như những thành viên khác. Ngoài ra, anh còn cảm thấy mệt mỏi với công việc chế tạo, công việc của một doanh nhân và trách nhiệm cao cả của một siêu anh hùng. Vì vậy, Stark đã tạo ra Ultron để thay thế mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình. Mặc dù, quyết định này dẫn đến một hệ lụy nghiêm trọng đẩy cả đội vào vòng nguy hiểm.
Phần kỹ xảo trong phim sẽ khiến giả mãn nhãn
Ngoài phần nội dung hấp dẫn, điểm nhấn thứ hai của bộ phim là phần kỹ xảo hình ảnh. Avengers: Đế chế Ultron được ghi hình tại bốn châu lục trải dài qua các nước: Anh, Mỹ, Italy, Asutralia, Hàn Quốc, và Nam Phi. Các cảnh chiến đấu của những siêu anh hùng xuất hiện khiến người xem mãn nhãn được hỗ trợ bởi hơn 3000 hiệu ứng kỹ xảo. Để làm điều điều này, nhà sản xuất đã mạnh tay chi ra một con số 250 triệu USD và huy động sức lao động đến từ 19 công ty khác nhau chuyên về lĩnh vực hiệu ứng hình ảnh.
Bộ phim Avengers: Đế chế Ultron của đạo diễn Joss Whedon với sự tham gia của các diễn viên: Robert Downey Jr., Chris Evans, Mark Ruffalo, Chris Evan, Mark Ruffalo, Jamue L. Jackson…
Nếu bạn không muốn ra đường vào ngày nghỉ cuối tuần, hãy bật kênh Fox Family Movies thuộc hệ thống Truyền hình Cáp HTVC vào lúc 15g15 ngày 1/9 để theo dõi xem những siêu anh hùng sẽ làm gì để chống lại “Đế chế Ultron” bảo về hòa bình thế giới.
Hoàng Minh