Tạp chí Văn nghệ

Nhà giáo - Nhà báo Dương Trọng Dật với con đường văn chương

Nhà giáo - Nhà báo Dương Trọng Dật đã dành cả đời để phát triển sự nghiệp báo chí, truyền thông của nước nhà. Ông chọn đi con đường văn chương một cách vững chắc và bền bỉ trong suốt hơn 40 năm làm nghề.

Nhà báo Dương Trọng Dật sinh năm 1947, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm 1970, khi 23 tuổi ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngay sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông tham gia khóa IV Hội Nhà văn Việt Nam, vào chiến trường B2, Nam Bộ. Nhớ về quãng thời gian này, nhà giáo - nhà báo Dương Trọng Dật không khỏi bồi hồi, xúc động.


Trở về từ chiến trường, ông giảng dạy tại Trường Đại học Tổng Hợp TP.HCM và làm việc tại báo Sài Gòn Giải Phóng. Tại đây, ông đảm nhiệm các vị trí từ cán bộ biên tập, thư ký tòa soạn, Phó Tổng Biên tập, quyền Tổng Biên tập và Tổng Biên tập. Chính trong thời gian làm báo này, ông đã được tiếp xúc với rất nhiều những câu chuyện, những phận đời, để từ đó có cho mình một vốn kiến thức sâu rộng, làm hành trang cho chặng đường văn chương của mình.


Nhà giáo - Nhà báo Dương Trọng Dật đã ghi dấu tên tuổi mình qua những tác phẩm, như: Những miền đất nhớ (thơ, 1985); Những vần thơ trái mùa (thơ, 1992); Người đồng hành (truyện ngắn, 1985); Đất khát (tiểu thuyết, 1986, 2001); Ngày cuối cùng của chiến tranh (truyện ngắn, 1987, 2001); Lòng đạo xin tròn một tấm gương (tiểu luận phê bình, 2000); Nghệ thuật và công chúng (tiểu luận phê bình)...


Ông từng chia sẻ: "Làm báo là để phục vụ việc làm văn". Và dù là ở vai trò nào, ông vẫn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ bởi tinh thần làm việc đến cùng và sự nghiêm túc khi theo đuổi mọi mục tiêu cuộc đời.

Ngoài sự nghiệp làm báo, ông còn là một nhà văn, một nhà giáo uy tín, tận tâm, tận lực với sự nghiệp giáo dục. Với ông, việc đào tạo, bồi dưỡng tri thức cho thế hệ trẻ là điều rất quan trọng, vừa để trau dồi, nâng cao trình độ, vừa tạo nên một thế hệ tiếp nối có tài - đức vẹn toàn.

Kim Quyên