Bước sang độ tuổi trung niên, những vấn đề về sức khoẻ khiến tình trạng rụng tóc của nam giới càng phổ biến. Rụng tóc nhiều gây ảnh hưởng xấu tới vẻ ngoài, khiến họ mất tự tin.
Rụng tóc là hiện tượng bình thường của cơ thể, mỗi ngày bạn có thể rụng từ 30 -100 sợi tóc, nên rất khó để biết khi nào rụng tóc trở thành bệnh và có nguy cơ bị hói đầu. Trước hết cần xác định tóc rụng là sinh lý hay bệnh lý. Nếu để ý quan sát, trong một ngày tóc rụng dưới 100 sợi thì đó là sinh lý, còn số lượng nhiều hơn là bệnh lý. Bệnh thường có yếu tố di truyền, những người trong gia đình có người thân bị chứng rụng tóc, hói đầu thì có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này khi lớn tuổi.
Ngoài tác động di truyền còn do các nguyên nhân khác như:
- Khi nội tiết tố thay đổi, lượng Tesrosterone suy giảm, nồng độ Dihydro - Tesrosterone (DHT) tăng cao, dẫn đến bã nhờn dưới chân tóc tăng, nang tóc bị bịt kín, hô hấp kém đi làm chân tóc yếu và dế rụng hơn.
- Stress, chế độ ăn không đủ chất, dùng thuốc sau khi ốm, thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu dưỡng chất, tật nhổ tóc, uống nhiều rượu và các chất kích thích, ăn nhiều dầu mỡ…
Rụng tóc ở nam giới là bệnh lý phổ biến và khó chữa trị. Vì vậy, để bảo vệ mái tóc chắc khỏe, phái mạnh phải phòng ngừa bệnh này từ sớm bằng cách:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng có khả năng ngăn chặn lượng DHT tăng như: protein, sắt, vitamin nhóm B... hoặc sử dụng sản phẩm từ cây cọ lùn, cây lá quạt.
- Cân bằng cuộc sống: ngủ đúng giấc, tập thể dục, tránh căng thẳng tinh thần.
- Sử dụng dầu gội đầu hợp với tóc và da đầu.
- Tránh những thói quen không tốt cho tóc: gãi đầu quá mạnh khi gội đầu, sấy tóc ở nhiệt độ cao, đi ngủ khi tóc ướt, nhuộm tóc quá nhiều...
Hoàng Dương