Achentina: phát hiện hóa thạch của một loài săn mồi khổng lồ

MINH ĐỨC - QUỲNH NHƯ - TÀI NGUYỄN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 5/7/2024, 17:00

(HTV) - Nhà khoa học tại Đại học Buenos Aires, Argentina, vừa công bố phát hiện hóa thạch Gaiasia Jennyae, loài săn mồi khổng lồ sống cách đây khoảng 280 triệu năm, trước khi khủng long tiến hóa, với hộp sọ dài khoảng 60 cm.

Hóa thạch có tên Gaiasia Jennyae, có hộp sọ dài khoảng 60 cm

Các nhà khoa học tại Đại học Buenos Aires, Achentina, vừa công bố phát hiện về hóa thạch có tên Gaiasia Jennyae, có hộp sọ dài khoảng 60 cm. Đây là loài săn mồi khổng lồ sống cách đây khoảng 280 triệu năm, khoảng 40 triệu năm trước khi khủng long tiến hóa.

Achentina: phát hiện hóa thạch của một loài săn mồi khổng lồ

Bề ngoài của Gaiasia trông giống kỳ nhông khổng lồ, với cái đầu rộng, phẳng và những chiếc răng nanh sắc nhọn.

Đặc biệt, hóa thạch này được tìm thấy ở khu vực Namibia, Châu Phi, hàng trăm triệu năm trước là Nam Cực. Điều này đã làm thay đổi một số quan niệm về sự đa dạng hóa của các loài động vật bốn chân đầu tiên.

Tiến sĩ Claudia Marsicano - Nhà cổ sinh vật học

Tiến sĩ Claudia Marsicano - Nhà cổ sinh vật học chia sẻ: "Trước đây, người ta luôn cho rằng quá trình tiến hóa đều diễn ra ở các vùng nhiệt đới, gần xích đạo. Nhưng Gaiasia lại được tìm thấy ở Nam Cực cổ đại. Nó đã khiến các nhà nghiên cứu phải xem xét lại toàn bộ quá trình này".

Hình ảnh phục dựng minh họa loài Gaiasia jennyae

Có thể sau khi tiến hóa từ động vật thủy sinh thành động vật sống trên cạn, chúng đã phát triển mạnh ở vùng khí hậu lạnh sớm hơn so với những kết luận trước đây.

Phát hiện mới này đã mở ra thêm nhiều câu hỏi về những loài sinh vật bốn chân đầu tiên tiến hóa trên Trái đất. 

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn: