(HTV) - Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trưng bày những hiện vật, bộ sưu tập được lưu giữ và phục dựng. Ngoài ra còn có tấm bản đồ thể hiện các mũi tiến công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Tại đây, có trưng bày phương tiện mà ông Trần Văn Lai đã giao cho nữ giao liên Nguyễn Thị Huệ để làm công tác chuyển giao tài liệu, thư từ, tiền vàng trong giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1967.
Phương tiện của ông Trần Văn Lai đã giao cho nữ giao liên Nguyễn Thị Huệ để làm công tác chuyển giao tài liệu, thư từ, tiền vàng
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đầu tiên tại TP.HCM
Vị trí phòng sinh hoạt là không gian chứa những vật dụng gia đình và phòng làm việc trước đây của ông Trần Văn Lai, được giữ lại gần giống như xưa. Đây cũng là cơ sở để kết nối, liên lạc giữa các đơn vị của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Phòng sinh hoạt là không gian chứa những vật dụng gia đình và phòng làm việc trước đây của ông Trần Văn Lai
Trong một góc nhỏ của Bảo tàng, là nơi trưng bày những dụng cụ làm mộc của ông Trần Văn Lai cùng những chiếc máy may của nghiệp đoàn Mai Quế để làm đồ trang trí nội thất cho Dinh Độc Lập trong giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1968.
Hòa cùng không khí của những ngày hướng về kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc Khánh 2/9, thăm lại nơi này sẽ càng hiểu hơn về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, như lời đề tặng của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM: Một lực lượng trên chiến trường với cách đánh đặc biệt, để từ đó càng thêm trân trọng biết ơn sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh ngày ấy.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9