Biến chủng NB.1.8.1 chiếm 83% ca Covid-19 tại TP.HCM

NGỌC PHẠM // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 25/5/2025, 15:44

(HTV) - Tính từ đầu năm 2025 đến nay, TP.HCM đã có 79 ca bệnh COVID-19 (thấp hơn 75,5% so với cùng kỳ của năm 2024), trong đó có 43 ca điều trị nội trú và 36 ca điều trị ngoại trú, không có trường hợp bệnh nặng cần phải hỗ trợ hô hấp.

NB.1.8.1 là biến chủng phụ của biến chủng XDV.1 có nguồn gốc từ biến chủng XDV được hình thành từ sự tái tổ hợp gene giữa biến chủng JN.1 và biến chủng XDE. Tính đến ngày 22/5/2025, NB.1.8.1 đã được phát hiện tại 22 quốc gia trên thế giới bao gồm Úc, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đài Loan, Thái Lan, Anh và Mỹ.

Triệu chứng của biến chủng NB.1.8.1

Biến thể NB.1.8.1 gây ra các biểu hiện lâm sàng tương tự nhiều biến thể Omicron trước đây, bao gồm: đau họng, mệt mỏi, ho nhẹ, sốt, nghẹt mũi và đau nhức cơ.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của các chuyên gia, biến chủng này còn đi kèm một số triệu chứng bổ sung như tăng thân nhiệt kéo dài, chán ăn, đau đầu và rối loạn tiêu hóa nhẹ.

So với biến thể XEC, NB.1.8.1 được đánh giá là đa dạng hơn về mặt triệu chứng, đặc biệt là hiện tượng sốt nhẹ nhưng kéo dài, đã được phát hiện ở nhiều ca bệnh gần đây. Diễn biến âm thầm này khiến không ít người bệnh dễ bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, từ đó làm gia tăng nguy cơ lây lan thầm lặng trong cộng đồng. Ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, chưa có ca nặng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm TP.HCM, số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại. Trong giai đoạn từ tuần 16 đến tuần 20 (14/4–18/5), thành phố ghi nhận trung bình 11 ca mỗi tuần, tăng so với mức 1–2 ca/tuần trong 15 tuần đầu năm. Riêng tuần 20, TP.HCM ghi nhận 26 ca, tăng gấp đôi so với mức trung bình 4 tuần trước đó.

Khuyến cáo phòng bệnh từ Sở Y tế TP.HCM

  • Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.
  • Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.
  • Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Trước nhu cầu nhà ở cấp thiết, nhất là tại TP.HCM, Quốc hội đồng thuận đề xuất thành lập Quỹ nhà ở quốc gia – giải pháp tài chính chiến lược nhằm tăng nguồn lực phát triển nhà ở xã hội.
(HTV) - Muốn hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bứt phá, cần sự phối hợp của bốn nhà và chính sách hiệu quả, đặc biệt khi TP.HCM đặt mục tiêu vươn tầm quốc tế.
(HTV) - Cởi trói nguồn lực - Đột phá cơ chế cho kinh tế tư nhân. Ghi nhận về những rào cản hiện tại mà doanh nghiệp đang phải đối mặt (tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ).
(HTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
(HTV) - Ngày 24/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng vũ trang nước này đã giành quyền kiểm soát ba khu dân cư tại Ucraina, bao gồm hai khu ở vùng Donetsk và một khu ở vùng Sumy, giữa lúc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt dọc tuyến mặt trận.
(HTV) - Ngày 24/5, Nga và Ucraina đã tiến hành một đợt trao đổi tù nhân quy mô lớn, đưa tổng cộng hơn 600 binh sĩ từ cả hai phía trở về nước, trong bối cảnh xung đột vũ trang giữa hai quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
(HTV) - Tháng 4 vừa qua, BYD – nhà sản xuất ôtô điện hàng đầu Trung Quốc – lần đầu tiên vượt mặt Tesla về doanh số xe điện tại thị trường châu Âu, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa hai hãng xe điện lớn nhất thế giới.