Cần giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người nhập cư trên địa bàn TP.HCM

VŨ TUYÊN - HỒ ĐỨC // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 22/6/2023, 17:01

(HTV) - Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, dòng lao động di cư nội địa tăng nhanh. Giải pháp nào để đảm bảo cho người nhập cư vào TP.HCM còn gặp khó khăn?

Đây là nội dung của Hội thảo khoa học "Nghèo đói và hòa nhập đô thị trên địa bàn TP.HCM" do Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố tổ chức.

Hội thảo khoa học "Nghèo đói và hòa nhập đô thị trên địa bàn TP.HCM" 

Theo chia sẻ của chuyên gia tại Hội thảo, việc dịch chuyển nhanh chóng cơ cấu đầu tư đã đặt ra yêu cầu về nhân lực thay đổi, đòi hỏi cơ cấu nhân lực mới, trong khi đó nguồn cung lao động chưa chuyển dịch kịp thời. Giai đoạn 2023 - 2025, Thành phố cần khoảng 320 ngàn việc làm, tuy nhiên, hiện vẫn có khoảng 15-20% lao động muốn quay về quê, 40% lưỡng lự ở lại, chỉ có 50% ổn định. Nếu không có chính sách tính toán về mặt an sinh xã hội cũng như hỗ trợ cho người dân nhập cư, tương lai thị trường lao động có thể mất cân đối và thiếu hụt lao động.

Theo ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch hội đồng Khoa học, Viện Đào tạo Phát triển về nhân lực - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, việc kết hợp nhân tài giỏi và nguồn di dân là một truyền thống giúp phát triển thị trường xã hội Thành phố. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn về phúc lợi, an sinh, đời sống người dân nữ nhập cư khó khăn. Vì người nhập cư vẫn còn chiếm lĩnh trong thị trường lao động các bậc sơ cấp, trung cấp và lao động phổ thông, thu nhập thấp và phải chịu tác động của phúc lợi xã hội về mặt giáo dục, đào tạo, y tế có phần cao hơn so với người dân Thành phố. Mặc dù chính sách của Thành phố rất mềm dẻo và linh hoạt, nhưng vẫn có khó khăn.

Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch hội đồng Khoa học, Viện Đào tạo Phát triển về nhân lực - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM

Sự khó khăn này xuất phát một phần cũng do cú sốc từ dịch COVID-19, vì khiến cho nhiều người mất việc làm, thu nhập giảm. Mặc dù chính quyền Thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ lao động cho cả những người nhập cư, nhưng không tránh khỏi lúng túng và sai sót. Vì vậy cần xây dựng các phương án ứng phó với những tình huống khẩn cấp tương tự trong tương lai là cần thiết.

TP.HCM đã và đang là mảnh đất hấp dẫn cho cư dân ở khắp vùng miền trên cả nước

Theo khảo sát từ Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, dịch COVID-19 đã làm cho nhiều người mấp mé ngưỡng nghèo rơi vào tình trạng nghèo. Hỗ trợ vừa qua vẫn chưa đủ đề bù đắp thiếu hụt đó và giúp họ phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, hỗ trợ của Thành phố cho lao động còn ít và mang tính cào bằng. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM Trương Minh Huy Vũ cũng nhấn mạnh thêm: "Bài học COVID-19 cho chúng ta thấy rằng việc xây dựng các cụm công nghiệp trong lòng Thành phố mà thiếu các thiết chế xã hội như nhà ở thì gặp vấn đề lớn. Hay là việc đứt gãy chuỗi cung ứng cũng cho thấy thiết chế an sinh, xóa đói giảm ngèo còn hạn chế, chưa phản ứng nhanh nhu cầu đặt ra của người dân khi họ mất việc hay dịch chuyển do sự thay đổi về công việc. Về lâu dài, cần phải có kịch bản hỗ trợ trước những khủng hoảng. Đâu biết được hết COVID-19 sẽ có những khủng hoảng nào khác".

Còn theo ông Lê Văn Thành - Nguyên Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, để giúp người lao động nghèo nhập cư có thể thoát nghèo bền vững, rất cần giải pháp đào tạo kỹ năng sinh kế. Việc làm chính là chìa khóa cơ bản, then chốt giúp người nghèo tự chủ tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình và đồng hành cùng xã hội để giúp các mảnh đời khó hơn mình. Theo ông Thành, lâu nay hỗ trợ tín dụng cho người nghèo có tăng dần, nhưng nên quan tâm nhiều hơn, tăng hơn mức cũ về vay tín dụng, để người nghèo làm được việc có tính chất quy mô lớn hơn, từ đó họ ổn định lâu dài hơn. Còn buôn gánh bán bưng thì tính ổn định không cao. Phải đào tạo nghề đón đầu, để khi ra nghề là người dân có ngay được việc. Có như vậy thì lâu dài mới thoát nghèo được.

Ông Lê Văn Thành - Nguyên Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM

Ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết thêm, điều mà người dân nhập cư quan tâm là nhà ở, giáo dục, y tế. Trên hết là muốn được đào tạo, tiếp cận nâng cao trình độ. Tôi quan tâm đầu tiên là các chính sách đào tạo trong doanh nghiệp, nên chú trọng ưu tiên nâng cao tay nghề cho người dân nhập cư. Chúng ta phải có chính sách cân bằng, làm sao mọi người dân sinh hoạt trên địa bàn thì đều có thể lao động và hưởng phúc lợi như nhau.

Để giúp người lao động nhập cư thoát nghèo bền vững, rất cần giải pháp đào tạo kỹ năng sinh kế

Như vậy, bên cạnh sự hỗ trợ từ nhà nước, điều cốt yếu vẫn thuộc về nhận thức của người lao động về mục tiêu có cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghị lực thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Chính sách. Cán bộ làm công tác xã hội đóng vai trò cầu nối để dẫn dắt các hộ khó khăn, đảm bảo việc giảm nghèo sẽ đạt hiệu quả cao.

 

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Bộ Tài chính trình lên Quốc hội, một trong những điểm mới là đề xuất bổ sung hoạt động báo chí vào diện ưu đãi thuế.
(HTV) - Trong phiên làm việc chiều nay tại hội trường, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Luật sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2025, tuy nhiên một số quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
(HTV) - Một trong những nội dung chú ý của Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này là đề xuất tăng biên chế công đoàn để đảm bảo tốt hơn công tác chăm lo, bảo vệ đoàn viên người lao động.
(HTV) - Với những sản phẩm đột phá và chính sách dịch vụ chưa từng có, HONOR đã mang đến trải nghiệm công nghệ đầy cảm hứng tại Thu Duc Innovation Fest 2024, khẳng định vị thế thương hiệu dẫn đầu trong lòng người tiêu dùng Việt.
Hoàng gia Anh đã "tiết lộ" nơi ở của họ - Lâu đài Windsor được trang trí như thế nào trong kỳ Giáng sinh 2024, bao gồm một cây thông linh sam khổng lồ cao hơn 6 mét.
(HTV) - Đây chỉ là một quả chuối được dán băng keo lên tường, nhưng tại nhà bán đấu giá Sotheby's ở New York, quả chuối này vừa được bán với giá hơn 5 triệu đôla Mỹ.
(HTV) - Ông Erjan Guxha từ Albania đã lập trang trại cứu rùa ở ngoại ô Tiagra, hợp tác cùng blogger Mỹ - David Hoffman, biến nơi đây thành trung tâm cứu hộ trước tình trạng rùa bị xe cán chết đang ngày càng gia tăng.