(HTV) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ tờ trình dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý học phí.
Chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định đã khiến không ít trường lúng túng
Theo đó, Bộ đề xuất lùi một năm so với lộ trình học phí tại Nghị định 81. Đối với các trường công lập, dù đề xuất này đồng nghĩa với học phí năm học 2023 - 2024 sẽ được tăng theo mức học phí của năm học 2022 - 2023, tuy nhiên thực tế, việc có thêm đề xuất trong khi chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định đã khiến không ít trường lúng túng khi triển khai kế hoạch cho năm học mới.
Bộ đề xuất lùi một năm so với lộ trình học phí tại Nghị định 81
Năm học 2023 - 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQG TP.HCM vẫn quyết định giữ nguyên mức học phí từ 13 - 24 triệu đồng/năm. Dù trước đó, trong đề án tuyển sinh nhà trường đã công bố tăng học phí gần 10% so với năm trước. Điều này cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho trường trong việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và phương pháp đào tạo.
Khó khăn trong triển khai kế hoạch năm học mới
Với các cơ sở giáo dục đại học công lập, thu từ học phí chiếm trên 80% tổng nguồn thu của trường, trong khi khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn rất hạn chế. Do đó, hiện nay nhiều trường vẫn thu tăng học phí nhưng thấp hơn biên độ điều chỉnh học phí của năm học 2023 - 2024 quy định tại Nghị định 81 với lý do đảm bảo chất lượng đào tạo và kế hoạch hoạt động của nhà trường.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9