(HTV) - Chỉ cần vài thao tác kết nối đơn giản, khách du lịch có thể tìm hiểu và khám phá một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang - Lâm Viên Núi Cấm qua trải nghiệm du lịch thực tế ảo.
Xu hướng tích hợp AI, VR vào tương tác, nâng cao trải nghiệm cho du khách
Ví dụ này cũng đang minh chứng cho xu hướng tích hợp AI, VR vào tương tác, nâng cao trải nghiệm cho du khách. Chuyển đổi số trong du lịch đang hứa hẹn nhiều tìm năng bức phá cho du lịch vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thông qua sự kết nối với TP.HCM.
Ông Hà Vĩnh Duy - Sáng lập viên cộng đồng CTO Việt Nam Network cho rằng: "Công nghệ tóm lại có 3 việc cần phải làm. Thứ nhất là có 1 nền tảng chung. Nền tảng chung này thì mỗi tỉnh thành, mỗi doanh nghiệp có thể góp một phần tiền nhỏ thôi thì đã có thể thiết kế một nền tảng chung rồi. Thứ hái là thiết lập một cơ sở dữ liệu và update liên tục. Thứ 3 là hình thành những trợ lý du lịch để tư vấn cho khách hàng sao cho phù hợp với sở thích và mối quan tâm của họ đối với du lịch ở đây."
Ông Hà Vĩnh Duy - Sáng lập viên cộng đồng CTO Việt Nam Network
Dù vậy, ngay chính TP.HCM - một trong những địa phương nổi trội trên cả nước cũng cần thay đổi chính mình trong hoạt động chuyển đổi số về du lịch, thông qua các hoạt động liên kết. Đây cũng là hướng đi mà du lịch thành phố cần hướng tới khi xu thế du lịch toàn cầu đang có sự chuyển động mạnh về chất và lượng.
Thạc sĩ Mai Xuân Vinh - Phó trưởng bộ môn Du lịch lữ hành, Đại học Tin học và Ngoại ngữ TP.HCM cho biết: "Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta đang ở đâu trong quá trình chuyển đổi số này, chúng ta đã đạt được gì và chúng ta sẽ cần làm gì. Đối với sự kết hợp của TP.HCM và đồng bằng Sông Cửu Long thì cũng cần làm rõ vai trò của từng đơn vị. Ví dụ như TP.HCM là một trong những đơn vị đi đầu thì chúng ta đã làm được những gì trong chuyển đổi số và từ đó chúng ta có những định hướng gì những giải pháp gì để hỗ trợ hoặc chuyển giao công nghệ đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo một cái thế liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển. Và từ cái chuyển đổi số này chúng ta thấy rằng chúng ta có thể kiểm soát lẫn nhau từ đó có những sản phẩm đặc trưng của từng vùng, từng miền từng tỉnh khác nhau để tạo ra sự đa dạng phong phú trong sự phát triển du lịch chung của toàn vùng".
Thạc sĩ Mai Xuân Vinh - Phó trưởng bộ môn Du lịch lữ hành, Đại học Tin học và Ngoại ngữ TP.HCM
"Năm 2020 - 2021 chúng ta thấy rõ rằng sự chuyển đổi, chuyển dịch về nhận thức, phương thức du lịch của du khách đã thay đổi. Trong đó du khách lựa chọn cái giải pháp tour tuyến trên nền tảng số nhiều hơn để giảm cái tương tác trực tiếp. Và khi đưa những thông tin lên nền tảng số, khi chuyển đổi thì chúng ta cũng thấy rằng lượng tương tác nhiều hơn, mở rộng hơn và đi vào chiều sâu hơn. Và thậm chí bất kỳ du khách nào trên thế giới cũng có thể tìm đến với những điểm đến của TP.HCM hay thời gian tới là mở rộng trên nền tảng số của TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long" - Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nhận định.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM
TP.HCM đang trong quá trình xây dựng Đề án Du lịch thông minh giai đoạn 2020 - 2030 đã nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh thành đồng bằng Sông Cửu Long cùng một số tỉnh, thành khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc.
Ngành du lịch TP.HCM cũng đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch như hoàn thiện cơ sở dữ liệu du lịch; đẩy nhanh Đề án xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh; nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số du lịch.