(HTV) - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM vừa đưa vào hoạt động nông trại thông minh trồng nhân sâm mầm Hàn Quốc và Khu thí nghiệm chung, với sự hợp tác giữa nhà Trường và Đại học Quốc gia Jeonbuk, Hàn Quốc.
Đưa vào hoạt động nông trại thông minh trồng nhân sâm mầm Hàn Quốc và Khu thí nghiệm chung
Hệ thống nông trại thông minh giúp ghi nhận, phân tích các yếu tố về điều kiện chăm sóc và môi trường ảnh hưởng đến nhân sâm mầm. Ngoài ra, nông trại còn kết hợp mô-đun năng lượng mặt trời có thể phân phối ánh sáng như canh tác tự nhiên. Quá trình này giúp các chuyên gia có thể theo dõi mức tiêu thụ năng lượng của việc trồng nhân sâm mầm.
Hệ thống nông trại thông minh
Hiện, 2 khu nông trại với 32,000 mầm nhân sâm đã cho thu hoạch hơn 97% trong mùa vụ đầu tiên, tiết kiệm đến 40% năng lượng với hệ thống năng lượng mặt trời.
Trước thực trạng các dự án về năng lượng xanh và tái tạo đang là xu hướng phát triển, trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đề xuất một số hoạt động hợp tác với Đại học Quốc gia Jeonbuk, Hàn Quốc về vấn đề hệ thống lưu trữ năng lượng, chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ, chuyển giao công nghệ trồng nhân sâm mầm cho Tỉnh Đồng Tháp.
Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đề xuất một số hoạt động hợp tác với Đại học Quốc gia Jeonbuk, Hàn Quốc về vấn đề hệ thống lưu trữ năng lượng