Doanh nghiệp nỗ lực giảm ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

NGỌC QUÍ - THÁI PHƯƠNG - HỒ ĐỨC - ANH DUY // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 15/4/2024, 11:00

(HTV) - Đầu tư vào lĩnh vực giảm ô nhiễm không khí, tạo ra môi trường xanh sạch cho công nhân đang là một vấn đề mà các doanh nghiệp đang đau đầu.

Chi phí đầu tư đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đảm bảo vấn đề môi trường là vấn đề mà nhiều nhà doanh nghiệp đau đầu

Hút bụi, hút mùi trong sản xuất, làm mát tự nhiên không dùng điện năng - những hệ thống này được một doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận đầu tư nhiều năm nay, không chỉ triệt tiêu bụi, mùi trong không khí mà còn giảm phát thải CO2 ra môi trường. 

Doanh nghiệp gặp khó trong việc giảm ô nhiễm hoạt động sản xuất

Hệ thống lọc bụi có giá hàng chục ngàn đô la Mỹ như thế này đã được doanh nghiệp đầu tư để giảm thiểu bụi trong quá trình gia công, sản xuất. Bụi sau khi vào hệ thống sẽ được thu gom, lọc trước khi thải ra môi trường theo đúng tiêu chuẩn được quy định tại các khu công xưởng - khu công nghiệp ở Việt Nam. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đảm bảo vấn đề môi trường là điều có thể nhìn thấy được, nhưng điều khiến doanh nghiệp đau đầu chính là vấn đề chi phí đầu tư cho những hệ thống như thế này. 

Ông Nguyễn Văn Thái - Trưởng bộ phận quản lý chất lượng, công ty TNHH Juki Việt Nam - cho biết: Tài chính là vấn đề lớn nhất. Tại vì khi đầu tư hệ thống hút bụi, hút mùi thì bản thân phải giải trình với công ty cho được hiệu quả mang lại bằng con số cụ thể, kết quả cụ thể. Khi đó, công ty mới đồng ý duyệt qua. 

Cần nhiều khâu xét duyệt để đầu tư vào vấn đề bảo vệ môi trường

Còn với Dệt may - một trong những ngành gây nhiều ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất, doanh nghiệp này đã mạnh dạn đầu tư hệ thống in 3D, công nghệ cắt hiện đại, không chỉ giúp kéo giảm nhân sự, rút ngắn thời gian sản xuất, mà còn giảm thiểu bụi đáng kể trong các khâu sản xuất.

Vì sự sống còn của môi trường và còn vì chính sự tồn tại trước những yêu cầu khắt khe từ quy định pháp lý lẫn thị trường, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, những con số đầu tư hàng trăm triệu đồng hướng đến "sản xuất sạch" không phải là điều mà doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận hay có thể "tự xoay sở".

Doanh nghiệp rất cần sự đồng hành từ chính sách để giải pháp thực thi để cân bằng bài toán kinh tế - môi trường

TP.HCM hiện đã ban hành Kế hoạch tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024 - 2025. Bên cạnh kiểm soát, thực tế cho thấy, doanh nghiệp rất cần sự đồng hành từ chính sách để giải pháp thực thi để cân bằng bài toán kinh tế - môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Ý kiến của bạn: