Infographic: Căn cước điện tử khác gì thẻ căn cước vật lý?

LAN ANH - LAN HƯƠNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 4/12/2023, 17:57

(HTV) - Luật Căn cước có hiệu lực kể từ 01/7/2024, quy định về việc cấp căn cước điện tử cho người dân để sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công hoặc giao dịch theo nhu cầu cá nhân.

Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Một trong những điểm mới được đưa vào luật này là quy định về căn cước điện tử.

Theo đó, đây là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Căn cước điện tử có điểm gì mới. Đồ họa: Lan Hương

Việc sử dụng song song căn cước vật lý và căn cước điện tử là cần thiết

Quá trình xây dựng luật Căn cước, một số ý kiến đề nghị quy định rõ theo hướng căn cước điện tử cũng là căn cước, có phạm vi thông tin như nhau, chỉ khác về hình thức thể hiện. Nếu hệ thống cơ sở dữ liệu hạ tầng thông tin tốt thì việc dùng căn cước điện tử sẽ thuận lợi cho người dân và không cần đến thẻ căn cước.

 Việc sử dụng song song căn cước vật lý và căn cước điện tử là cần thiết. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Tuy nhiên, căn cước điện tử là một nội dung mới được điều chỉnh trong luật. Thêm vào đó, để áp dụng đồng bộ, thống nhất căn cước điện tử của người dân trên phạm vi cả nước, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan, tổ chức... cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Do vậy, quy định về căn cước điện tử là chính sách được đặt ra với mục tiêu hoàn thiện theo từng giai đoạn (đến năm 2030). Trong thời gian thực hiện các mục tiêu đề ra, việc sử dụng song song 2 hình thức căn cước điện tử và căn cước là cần thiết.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: