Hiện nay, các thế hệ học sinh đã không còn xa lạ với những bài kiểm tra định kỳ nhằm củng cố kiến thức, nhưng lại quá coi trọng đến mức coi đó là kỳ thi đẫn đến áp lực học tập.
PGS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học giáo dục VN), cho rằng đừng biến kiểm tra định kỳ thành những kỳ thi nhằm giảm nỗi lo học theo thi cử, và cũng đỡ mệt mỏi cho cả giáo viên lẫn học sinh.
Học sinh làm bài kiểm tra định kỳ. Nguồn ảnh: Luật sư X
Theo PGS Thơ, đánh giá định kỳ là kết quả giáo dục của học sinh (HS) sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Thế nhưng, lâu nay khi bị biến thành kỳ thi nó đã gây ra khá nhiều "tội lỗi" khiến giáo viên (GV), phụ huynh, HS quá chú trọng, thành ra "thi gì học nấy". "Ma trận" đề thi thế nào, kiểu đề thi thế nào, đề cương ra sao… thì người ta sẽ làm quen, ôn luyện… để cho bằng được kết quả tốt. Nếu không cá nhân thì bị điểm kém, chất lượng của lớp, của trường không cao thì "tội" đâu cho thoát.
Một kỳ đánh giá tưởng khách quan nhưng rất nặng nề, thiếu giá trị cho cải thiện chất lượng giáo dục. Là người làm công việc nghiên cứu về đánh giá giáo dục, đã từng trải những vị trí khác nhau trong một kỳ thi chung, PGS Thơ vẫn cảm thấy mệt mỏi cho mỗi kỳ thi như vậy. Nhưng PGS biết chắc chắn, GV, HS mới là những người mệt nhất, cảm thấy sợ nhất từ trước, trong và đặc biệt là sau kỳ thi.
Vòng tròn tác động đau khổ "học để thi" bao giờ sẽ chấm dứt? Ngay khi học ở nhà trường mà mỗi năm học có đến mấy kỳ thi, chưa phải là thích ứng với các kỳ thi lớn của cuộc đời.
Tóm lại, các đánh giá định kỳ cần được sử dụng đúng thời điểm và đúng cách với bối cảnh giáo dục, tránh lạm dụng. Làm sao để các thông tin thu được từ đánh giá người học trước hết thực hiện chức năng sư phạm của nó, đó là phản hồi lại việc dạy, việc học; giúp mỗi đối tượng liên quan đều nhận ra sự cần thiết để điều chỉnh; đánh giá đúng năng lực người học bằng các phương thức tốt là "bánh lái ngược" cho sự vận hành giáo dục. Như vậy mới tạo ra môi trường để GV được yên tâm dạy, học trò hào hứng học.
Nguồn: Thanh Niên
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9