(HTV) - Tín dụng đầu năm tăng thấp do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp chưa cao. Nhưng đến thời điểm này, tín dụng đã phục hồi, tăng trưởng trở lại trong tháng 3.
Tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên
Tính đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 13,651 triệu tỷ đồng, tăng 0,61% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, đến cuối tháng 02, tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm 24,35% dư nợ toàn nền kinh tế; Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 17,94%; Tín dụng lĩnh vực xuất khẩu chiếm 2,25%; Tín dụng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,75%.
Cần tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển
Tuy nhiên, so với cùng kỳ 05 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3 tăng chưa đầy 1% so với cuối năm 2023. Điều này cho thấy cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để khơi thông tín dụng, đưa vốn ra thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tỷ giá biến động khiến lãi suất vay tăng cao
Ngay từ cuối tháng 3 vừa qua, các ngân hàng đã đồng loạt công bố biểu lãi suất cho vay cho quý II. Theo đó, mặt bằng lãi vay vẫn duy trì ở mức thấp, bình quân chỉ từ khoảng 4%/năm đến dưới 10%/năm.
Các tín hiệu lạc quan đang trội hẳn so với tín hiệu tiêu cực trong thời gian qua
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tín dụng
Các tín hiệu lạc quan đang trội hẳn so với tín hiệu tiêu cực trong thời gian qua cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu vào pha hồi phục. Đáng chú ý trong giai đoạn này là nền kinh tế không phải thiếu vốn, mà là nghẽn dòng tiền, do các doanh nghiệp đang khó chuyển đổi các loại tài sản, hàng hóa, dự án thành dòng tiền. Như vậy, một trong những giải pháp quan trọng hiện nay chính là tháo gỡ dòng tiền ở từng thị trường hàng hóa, dịch vụ, để tạo đột phá khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9