(HTV) - Nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á với công nghệ tiên tiến đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự án không chỉ góp phần cải thiện môi trường mà còn tạo ra năng lượng tái tạo, hướng đến phát triển bền vững.
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 đang tăng tốc về đích, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thành phố. Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án được xây dựng với công suất thiết kế 480.000 m³/ngày đêm, áp dụng công nghệ sinh học MBBR tiên tiến để xử lý và loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải trước khi xả ra môi trường.
Tại buổi làm việc mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái chế bùn thải thành năng lượng thiên nhiên đã gây ấn tượng mạnh mẽ.

Bà Mariam Sherman - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, nhấn mạnh: "Sự đồng hành của chính quyền TP.HCM có vai trò then chốt. Đây là một dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường. Tôi đặc biệt ấn tượng với các công nghệ được sử dụng tại nhà máy, đặc biệt các bạn đã rất chú trọng đến việc tái tạo năng lượng từ nguồn bùn thải sau khi xử lý, phù hợp với xu thế phát triển bền vững hiện nay."
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 đang tăng tốc về đích, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thành phố. Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án được xây dựng với công suất thiết kế 480.000 m³/ngày đêm, áp dụng công nghệ sinh học MBBR tiên tiến để xử lý và loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải trước khi xả ra môi trường.
Tại buổi làm việc mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái chế bùn thải thành năng lượng thiên nhiên đã gây ấn tượng mạnh mẽ.
Bà Mariam Sherman - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, nhấn mạnh: "Sự đồng hành của chính quyền TP.HCM có vai trò then chốt. Đây là một dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường. Tôi đặc biệt ấn tượng với các công nghệ được sử dụng tại nhà máy, đặc biệt các bạn đã rất chú trọng đến việc tái tạo năng lượng từ nguồn bùn thải sau khi xử lý, phù hợp với xu thế phát triển bền vững hiện nay."
Theo ông Võ Đình Dũng - Phó Trưởng ban điều hành Dự án 5 thuộc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị TP.HCM chia sẻ: “Bể tiêu bùn là một trong những hạng mục kỹ thuật quan trọng nhất của nhà máy. Bùn hữu cơ được tách ra từ nước thải sẽ được đưa vào bể tiêu để phân hủy, tạo ra năng lượng điện. Quá trình này đáp ứng hơn 20% nhu cầu điện năng cho hoạt động của nhà máy. Ngoài ra, chúng tôi sẽ lắp đặt thêm các tấm pin năng lượng mặt trời, giúp sản xuất thêm 10% năng lượng điện nữa. Như vậy, hơn 30% nguồn điện của nhà máy sẽ đến từ năng lượng tái tạo".
Dự án đang trong quá trình triển khai
Khi hoàn thành, nhà máy xử lý nước thải sẽ thu gom và xử lý toàn bộ nước thải từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và một phần nước thải từ TP. Thủ Đức trước khi thải ra sông Đồng Nai. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường nước mà còn bảo tồn hệ sinh thái của sông Sài Gòn và hạ lưu sông Đồng Nai.
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn khẳng định cam kết của thành phố trong việc hướng đến phát triển bền vững, sử dụng năng lượng sạch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệc
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9