(HTV) - Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ tiếp tục rơi vào “bẫy giá trị gia tăng thấp”.
Nhưng làm sao để thoát khỏi “bẫy” này và Việt Nam cần làm gì để khai thác vị trí của mình trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp nhưng, chỉ khoảng 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm 0,001% tổng doanh nghiệp trên cả nước... Trong số đó, chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 1 cho các tập đoàn đa quốc gia, khoảng 700 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 2, cấp 3.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng với tỷ lệ doanh nghiệp thật sự trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất thấp.
Ông Võ Quang Hà – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) nhận định, khó khăn với chúng ta phải phân tích rõ cái lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp là gì? Thị trường nào là do các doanh nghiệp Việt chúng ta để chúng ta đối mặt với câu chuyện đó, và nhìn những con số thật để khi chúng ta đối mặt vào câu chuyện đấy và tìm giải pháp cho nó.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn “đầu đàn” đóng vai trò dẫn dắt, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra chuỗi giá trị vẫn chưa nhiều.
Những thiếu và yếu trong chuỗi cung ứng cho thấy, vấn đề không chỉ là chuyển đổi của doanh nghiệp, mà còn phải tái cấu trúc chiến lược quốc gia các chính sách FDI cần phải thận trọng hơn, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam.
Cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp nhưng, chỉ khoảng 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Ông Đinh Hồng Kỳ – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Secoin cho rằng, nên có những chính sách những cơ chế giám sát để phân biệt giữa các doanh nghiệp Fdi mà ho đầu tư ở Việt Nam, cần phải Phân biệt rõ giữa những doanh Nghiệp made in Việt Nam và made by Việt Nam. Make in Việt Nam là những doanh nghiệp ép đi ai vào đây chỉ để rửa xuất xứ hoặc là đổ xuất xứ sau đó suất khẩu vào những thị trường trọng điểm của chúng ta và cuối cùng là nên kinh tế của chúng ta phải chịu những hình thức phạt về thuế quan giống như là vừa rồi thì sản hưởng đến những doanh nghiệp ít bài Việt Nam - Những doanh nghiệp thuần Việt những doanh nghiệp sản xuất ra đem lại 100% giá trị cho Việt Nam. Ở một góc độ khác, cùng với việc gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cũng cần tránh quá phụ thuộc vào một số thị trường.
Các doanh nghiệp lớn “đầu đàn” đóng vai trò dẫn dắt, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra chuỗi giá trị vẫn chưa nhiều
Ông Jean-Jacques Bouflet – Phó Chủ tịch phụ trách chính sách của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) cho biết, Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất khi là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là những yếu tố thúc đẩy bổ sung cho các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam. Năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt cũng ngày càng được cải thiện tại thị trường EU. Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN và nằm trong nhóm 10 quốc gia cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.
Theo các chuyên gia, như các nước sở hữu chuỗi cung ứng lớn khác, Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình là gì và cần có những chiến lược phù hợp.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9
4