Logistics Việt Nam: Chi phí cao, cạnh tranh khốc liệt

THU HIẾU - THIỆN TOÀN - NGUYỄN QUỐC - PHONG TRẦN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 17/12/2023, 16:47

(HTV) - Ước tính chi phí logistics Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại hàng hóa. Trong bối cảnh thương mại điện tử trở thành kênh thiết yếu, sự cạnh tranh về dịch vụ giao nhận hàng hóa lại càng khốc liệt hơn.

Chúng tôi xin đơn cử một ví dụ, ngày nay, thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, nhà sản xuất có thể trực tiếp trò chuyện, giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng mà không cần tốn nhiều chi phí quảng bá. Lúc này, các nhà trung gian phân phối không còn bán hàng mà sẽ nâng vai trò lên thành điểm nối kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Gạch nối càng ngắn, thương mại càng hiệu quả.

Gạch nối càng ngắn, thương mại càng hiệu quả

Vận chuyển từ nước ngoài, nhận hàng trong tối đa 6 ngày kể từ khi đặt hàng chỉ với 17.000 đồng phí vận chuyển, ngồi tại nhà, mua hàng tận gốc từ cách 2.000km chỉ với vài chục ngàn phí vận chuyển, bằng cách nào hệ thống logistics Trung Quốc có thể làm được điều này? 

Trung Quốc cũng có thể mua hàng Việt trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Ở chiều ngược lại, hiện người tiêu dùng tại Trung Quốc cũng có thể mua hàng Việt trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Với hệ thống kho ngoại quan quy mô lớn áp dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện và phân loại hàng hóa, phạm vi thương mại ngày càng rộng mở.

Logistics phát triển, hàng tiêu dùng cạnh tranh mạnh mẽ

Có thể thấy, logistics mạnh chính là bệ phóng tốt nhất cho thương mại hàng hóa. Tuy nhiên, xu hướng phát triển riêng lẻ đang tạo rào cản cho logistics hàng hóa trong nước. Về lâu dài, điểm nghẽn này sẽ làm tăng nguy cơ đánh mất thị trường.

Các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và nhiều nước sẽ gần như miễn thuế thương mại hàng hóa. Thương mại 2 chiều ngày càng thông thoáng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nhà sản xuất trong nước. 

Thương mại 2 chiều ngày càng thông thoáng vừa là cơ hội vừa là thách thức

Ông Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Năm 2023, Chính phủ đã đưa ra chuyển động số để các doanh nghiệp chuyển dịch. Nếu các doanh nghiệp tập trung tạo được một hệ thống bán hàng marketing số hóa quy mô lớn thì mới có thể cạnh tranh, còn nếu theo kênh bán hàng và logistics thông thường thì càng ngày càng bất lợi".

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức các kho hàng thông minh quy mô lớn. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ khắc phục phần nào sự thiếu thốn hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam hiện nay. Khi đó, thương mại hàng hóa sẽ không chia theo ngành hàng mà cần được tổ chức theo nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm đối tượng mua hàng.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: