(HTV) - Trong văn hóa của người Việt, lời chúc Tết đã trở thành một truyền thống không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân sang và cũng là cách người Việt trao nhận yêu thương, gửi gắm cho nhau những kỳ vọng trong năm mới.
Tết Nguyên đán luôn là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt, khi mỗi người nhìn lại một năm đã qua, sum vầy với gia đình và chuẩn bị cho một năm mới đầy hứa hẹn. Nếu như trước đây, các hoạt động đón Tết chỉ diễn ra offline thì hiện nay những hoạt động online đã trở thành xu hướng thời đại, với không khí vui xuân rộn rã trên không gian mạng xã hội với nhiều hoạt động chào Tết độc đáo.
Đối với nhiều người, lời chúc Tết mang ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện tình cảm và sự quan tâm dành cho người thân. Anh Ngô Lê Hoàng, một nhân viên văn phòng chia sẻ: "Lời chúc là dịp để mình gửi gắm tình cảm đến những người thương yêu. Lời chúc không đủ để nhấn mạnh tình cảm thì hơi phí, nên mình rất tâm đắc tìm những lời chúc riêng cho người mình muốn chúc."
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, người có nhiều năm được mời nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt tại các quốc gia trên thế giới: “Người trẻ thì người ta có thể sẽ sử dụng những cái câu chữ, hoặc là những cái cách thức thể hiện gián tiếp để truyền tải thông điệp về gửi gắm lời cầu chúc tốt đẹp. Đối với những người lớn tuổi thì có xu hướng vẫn giữ lại những câu chúc, hình thức chúc hoặc là hình thức để gửi gắm cái mong ước nó tương đối truyền thống một chút. Chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng là có thể cái văn hóa chúc Tết chúng ta sẽ phải phát triển theo các chiều hướng đa dạng hóa, tùy vào đối tượng, tùy vào độ tuổi, tùy vào trường hợp thì sẽ có những cách ứng dụng, cách thể hiện nó linh hoạt hơn.”
Mới đây, chiến dịch "Cầu Đủ Là Được" của Nestlé đã thu hút hàng ngàn người tham gia với hoạt động tạo thiệp lời chúc online, tạo nên một không khí Tết ấm áp. Ông Yannis Dramis, Giám đốc Truyền thông và Dịch vụ tiếp thị Nestlé chia sẻ: "Văn hóa chúc Tết là nguồn cảm hứng cho chiến dịch Tết 2024 của Nestlé. Người Việt hào phóng trong việc tặng quà và luôn cầu chúc những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh."
Chiến dịch "Cầu đủ là được"
Chiến dịch nhận được sự hưởng ứng từ giới trẻ. Bạn Trương Nhất Huy, sinh viên Đại học Văn Hiến cho biết: "Tôi thường tìm những câu chúc bắt trend trên Google, Tiktok để chúc bạn bè và người thân. Tôi thích chúc trực tiếp hơn nhắn tin vì nó ý nghĩa hơn." Chị Phan Lê Kim Ngân, nhân viên văn phòng, chia sẻ: "Những câu chúc truyền thống hay nhưng có phần khuôn khổ. Tôi nghĩ mỗi người nên có một câu chúc riêng dành cho người khác thì sẽ ý nghĩa hơn."
Việt Nam là một dân tộc coi trọng tình cảm. Trong nét đẹp truyền thống văn hóa của mình, người Việt Nam luôn đề cao hình thức và nội dung giao tiếp. Văn hóa cầu chúc cũng là một hình thức thể hiện của truyền thống giao tiếp này. Thông điệp "Cầu đủ là được" chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự biết đủ và trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hoạt động này lan tỏa một góc nhìn mới mẻ về giá trị thực sự của sự đủ đầy, nhắc nhở mọi người biết hài lòng về những gì đang có. Mỗi lời chúc từ trái tim mỗi người tham gia, như một cánh én mùa xuân làm cho không khí Tết thêm ấm áp và đong đầy, nô nức niềm vui.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9