Sứa là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Nhưng dưới góc độ khoa học của các nhà nghiên cứu Pháp, chúng lại có ích. Như thế nào và vì sao, mời quý vị cùng tìm hiểu.
Trong vài thập kỷ qua, số lượng sứa tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân từ việc mất đi kẻ săn mồi với sứa do đánh bắt quá mức; nóng lên toàn cầu, axit hóa đại dương, đến dinh dưỡng dư thừa từ phân bón nông nghiệp và nước thải.
Sự xuất hiện dày đặc của những bầy sứa có thể phá hủy các trang trại nuôi cá hay cản trở việc đánh bắt cá
Tuy nhiên, với các nhà khoa học, sứa lại là một kho báu quý giá, bởi chúng có thể là nguồn dinh dưỡng cho con người hay động vật. Giới nghiên cứu đang tìm cách sử dụng sứa làm thức ăn nuôi trồng thủy sản hay làm phân bón. Collagen của sứa cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và băng vệ sinh.
Ngoài ra sứa còn một vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm các đại dương, bởi chất nhầy của chúng "phản ứng" giống như một tấm lưới bẫy các hạt nhựa siêu nhỏ và nano trong đại dương.
Sứa có vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm các đại dương
Các loài sứa, cơ thể gồm 95% là nước, không có não, có mặt trên Trái đất từ 600 triệu năm trước. Chúng được tìm thấy ở tất cả các vùng biển trên thế giới và sống thành đàn.
>>> Xin mời quý vị đón xem Chương trình 60 giây, Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9