(HTV) - Dịch sởi hiện đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, với số ca nhập viện tăng nhanh, chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm đủ liều vaccine phòng sởi.
Các chuyên gia nhận định rằng, Việt Nam đang bước vào chu kỳ bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 5 năm/lần và cảnh báo người dân không được chủ quan với diễn biến của bệnh.
Tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, ngay từ thời điểm giáp Tết đến nay, Viện thường xuyên tiếp nhận các ca mắc bệnh sởi với nhiều biến chứng nặng, đặc biệt là những trường hợp có bệnh nền. Việc điều trị vô cùng khó khăn,...


Bệnh sởi lây qua đường hô hấp với tốc độ rất nhanh, cao hơn nhiều lần so với COVID-19

Người dân không được chủ quan trước diễn biến của bệnh Sởi
Bệnh sởi lây qua đường hô hấp với tốc độ rất nhanh, cao hơn nhiều lần so với COVID-19. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biến chứng thường gặp gồm viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa và suy dinh dưỡng, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhất là những trẻ có bệnh nền. Do vậy, tiêm phòng vẫn là phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất hiện nay.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Viện Trưởng Viên Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Các tuyến dưới cũng cần tổ chức về mặt phòng bệnh nên có cách ly riêng và về y tế dự phòng cũng cần tổ chức tiêm phòng, tiêm vét cho các bệnh nhân, những ng chưa đc tiêm thì có miễn dịch bảo vệ cho các nhóm đặc biệt như trẻ em, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nền không bị mắc".
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo Bộ y tế, hiện nay số mắc sởi có xu hướng giảm nhưng chưa dừng lại, vì thế người dân không được chủ quan, cần hết sức thận trọng.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9