Người giáo viên “lưu giữ” vẻ đẹp “nết người”

Sỹ Thành 11/9/2020, 20:49

Suốt 15 năm qua, cô giáo Tạ Thị Vân đã cùng đồng nghiệp “đi ngược” lại xu thế 4.0 với laptop, smartphone, gìn giữ những giá trị cao đẹp bằng chữ viết cho thế hệ sau.

Cô giáo Tạ Thị Vân

Một ngày của 17 năm về trước, cô sinh viên Tạ Thị Vân của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây “chết điếng” khi chị gái tới ký túc xá thăm và phát hiện chữ viết của cô quá xấu. “Vậy sau này ra trường, em làm sao dạy cho học sinh được?”

Những lời chê trách của chị gái đã làm cô sinh viên trẻ bừng tỉnh trước thực tế: rất ít người, kể cả các thầy cô giáo, còn quan tâm đến việc làm sao phải viết chữ đẹp, làm sao để học sinh của mình của mình viết chữ cũng đẹp, khi mà máy tính (lúc đó chưa có smartphone) đã rất phổ biến.

Vậy là cô quyết tâm rèn chữ, rèn ngày rèn đêm với mục tiêu mình phải viết đẹp, học trò mình phải viết đẹp, và nhiều người khác nữa cùng viết đẹp. Sự quyết tâm đã được đền đáp khi cô được đại diện trường thi môn viết chữ đẹp. Để rồi khi ra trường, cơ duyên đưa cô đến gặp và quyết định hợp tác mở rộng việc dạy viết chữ đẹp với thầy Nguyễn Đương Ánh -  người thầy nổi tiếng dạy viết chữ đẹp với thương hiệu “bút mài thầy Ánh”. 

Một “tác phẩm” của cô Vân

Năm 2005, cô Vân một mình Nam tiến vào TP.HCM mở lớp. Những ngày đầu tiên, cô ngồi viết tờ rơi bằng chữ viết tay của mình, sau đó tới phát ở các cổng trường. Cô cũng gửi thư đến các phòng giáo dục, gọi điện đến trường giới thiệu chương trình, nhưng lúc đó chẳng ai biết đến chữ đẹp là gì nên gọi điện đến là bị cúp máy. Không nản lòng, cô mời các em học sinh đến trung tâm để dạy, khi có nhiều học sinh tự nhiên tiến bộ vượt bậc, nhà trường bắt đầu để ý và đồng ý cho cô dạy cho học sinh, rồi sau đó là đào tạo cho giáo viên nhà trường.

Kiên trì, nhẫn nại đi từng bước, bằng cái tâm và khả năng của mình, cô Vân đã thuyết phục không chỉ các phòng giáo dục tại TP.HCM mà còn rất nhiều tỉnh thành khác đồng ý cho dạy, rồi dần hình thành phong trào luyện chữ đẹp ở khắp nơi.

“Rèn chữ chính là rèn tâm, rèn tính cẩn thận cho người học. Việc rèn chữ ngày nay, theo tôi, còn quan trọng hơn nữa khi có quá nhiều thứ ảnh hưởng tới tâm tính con người thông qua mạng internet, công nghệ. Vì thế, càng phải rèn tâm tính cho học trò tới nơi, tới chốn, giúp các em phân biệt được đúng sai, giúp các em trưởng thành,” cô Vân tâm sự.

Cô Tạ Thị Vân cùng học trò lớp viết chữ đẹp

“Không phải tự nhiên mà ông cha ta đã đúc kết: “Nét chữ, nết người” bởi nền văn hoá nhân loại đã được lưu truyền thông qua lịch sử 6.000 năm viết lách, và chúng ta cần gìn giữ nó.” 

Từ năm 2009 – 2018, trung tâm Luyện chữ đẹp Ánh Dương do cô Vân làm giám đốc đã tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp trên cả nước với hàng ngàn người tham gia. Học viên hiện tại của trung tâm giờ chủ yếu là giáo viên và sinh viên sư phạm, với khoảng 1.000 – 1.500 người theo học mỗi năm.

“Tôi rất mừng khi thấy các giáo viên trẻ và sinh viên sư phạm lưu tâm đến việc phải viết chữ đẹp. Khi các bạn có thể viết đẹp, chắc chắn các em học sinh sẽ được hướng dẫn chu đáo.”

Cô Vân tâm sự bản thân cô rất vui và hạnh phúc khi tất cả học viên đều có thể mở lớp riêng và giúp học trò tiến bộ từng ngày. Nhiều học viên sau khoá học đã nhận cô làm mẹ nuôi.

“Có nhiều khi nghe học viên thổ lộ mà tôi mừng rớt nước mắt bởi thông thường thu nhập giáo viên là vô cùng khiêm tốn, giờ với khả năng viết chữ đẹp, các bạn giáo viên trẻ vừa giúp đỡ học sinh, vừa có thêm thu nhập giúp các bạn an tâm hơn với nghề,” 

“Những thành công của các bạn chính là niềm vui của tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi đã trao đi một phần nào đó cho xã hội, và càng làm tôi có thêm động lực mong muốn giúp đỡ nhiều người khác.”

Cô Tạ Thị Vân với lớp học “Người thầy truyền cảm hứng”

Cùng với việc viết chữ đẹp, cô Vân cũng tự mình luyện tập, cải thiện giọng nói, tự chữa ngọng và hết nói giọng địa phương, giúp các giáo viên có giọng đọc hay hơn, cuốn hút hơn.

Từ tháng 03/2020 tới nay, cô đã trực tiếp huấn luyện 150 bạn giáo viên và sinh viên về giọng nói chuẩn và hay. 

“Kế hoạch tương lai tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm luyện chữ đẹp an toàn và phù hợp cho mọi lứa tuổi, đồng thời cũng nỗ lực để trở thành một người truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng,” cô Vân nói.

Chúc cho nhà giáo Tạ Thị Vân tiếp tục tiến xa trên con đường “bảo tồn” chữ viết đẹp, cũng như trở thành nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ noi theo.

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Cuộc thi “Sáng tạo vì Tương lai 2025 - THE NEXT INNOVATOR 2025” là một cuộc thi đổi mới sáng tạo trọng tâm là lĩnh vực hóa sinh, dựa trên nền tảng khoa học tự nhiên và trải nghiệm thực tiễn tại phòng thí nghiệm dành cho học sinh Trung học Cơ sở.
(HTV) - Ngày 19/4, Ucraina và Nga đã tiến hành trao đổi hơn 500 tù binh. Đây là đợt trao đổi mới nhất kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina hơn 3 năm trước.
(HTV) - TP.HCM nhuộm sắc đỏ mừng ngày giải phóng. Bên cạnh những hoạt động hoành tráng chuẩn bị ngày lễ cấp quốc gia, thì mỗi góc phố, con đường, tòa nhà,... những ngày qua gây ấn tượng mạnh mẽ bởi vẽ đẹp của màu quốc kì Việt Nam.
(HTV) - Smart train Academy và Viện kế toán công chứng Singapore đã chính thức ra mắt chương trình đào tạo giám đốc tài chính CFO Certification Progame.
(HTV) - Kết nối – chia sẻ – hợp tác – phát triển, đó là tinh thần xuyên suốt trong chương trình “Kết nối giao thương – Giao thương đột phá, tạo giá trị thật” lần thứ 2, với chủ đề “Chìa khoá giao thương thành công khi tham gia Hội”.
(HTV) - Chiều 19/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do Thiếu tướng Trần Vinh Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 dẫn đầu đã đến thăm các gia đình chính sách tiêu biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
(HTV) - Theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện tại Italia, lần đầu tiên vi nhựa được phát hiện trong dịch nang buồng trứng người. Điều này làm dấy lên lo ngại về tác động của vi nhựa đến khả năng và sức khỏe sinh sản của nữ giới.