Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát

TẤN KHOA - QUỐC SỬ - VĨNH TIẾN - NGỌC THẠCH - XUÂN AN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 10/12/2024, 17:17

(HTV) - Sau đại dịch COVID-19, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi, tạo ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng và gây áp lực cho hệ thống y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự thay đổi trong mô hình bệnh tật và sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm đồng thời với các bệnh truyền nhiễm đã tạo ra mối lo ngại về sự phát triển của dịch bệnh trong cộng đồng. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là sự xuất hiện của bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM vào tháng 10/2022, đánh dấu một bệnh truyền nhiễm mới nổi sau dịch COVID-19.

Bác sĩ tận tình chăm sóc bệnh nhân trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Sau hơn một năm, cả nước đã ghi nhận hàng trăm ca mắc, cùng với đó là nhiều trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm và gần đây nhất là bệnh sởi cũng đã có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi bệnh sởi đang gia tăng đáng kể ở cả người lớn và trẻ em.

Bác sĩ CKII Phan Vĩnh Thọ - Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết: "Sau khi COVID-19, một số bệnh lý đường hô hấp có tăng lên nhẹ do tình trạng miễn dịch cộng đồng giảm xuống. Cả bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng tăng nhẹ, và một số bệnh lý như cúm mùa đã thay đổi thất thường hơn, điều này đang được các nước trên thế giới ghi nhận."

Bệnh nhi được chăm sóc y tế tại phòng khám trong tình hình các bệnh truyền nhiễm tái bùng phát.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhấn mạnh: "Với sự giao lưu toàn cầu, đi lại và di biến động dân cư, cùng với quá trình đô thị hóa, chúng ta cũng đang chứng kiến sự biến động của các dịch bệnh. Các bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa và cả những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine cũng có những thay đổi. Đặc biệt, một số khu vực vẫn có các dịch bệnh thỉnh thoảng lưu hành do đặc thù của từng địa phương."

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vũ Trung chia sẻ cảm nghĩ

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng, biến đổi khí hậu chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi, đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Thêm vào đó, một bộ phận người dân chủ quan, không tiêm chủng hoặc phản đối tiêm vaccine cũng đang làm gia tăng thách thức trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đã triển khai các chiến lược ứng phó nhằm nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, tăng cường giám sát và phát hiện sớm ca bệnh, cũng như ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống dịch bệnh. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vũ Trung chia sẻ: "Chúng tôi có cơ sở dữ liệu lớn và đã áp dụng các phần mềm để phân tích dữ liệu, từ đó giúp dự báo dịch và có những định hướng phòng, chống dịch hiệu quả."

Các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm và gần đây nhất là bệnh sởi cũng đã có dấu hiệu gia tăng

Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định: "Chúng ta phải luôn trong trạng thái đề phòng với dịch bệnh truyền nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống y tế và xây dựng các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn trong tương lai."

Để ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, hệ thống y tế không chỉ cần linh hoạt mà còn cần có các chính sách và nguồn lực phù hợp. Người dân cũng cần nâng cao sức khỏe bản thân và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tiêm vaccine theo khuyến cáo của cơ quan y tế, bởi dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, vì tác nhân gây bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Giá vàng trong nước tăng mạnh đến 1,5 triệu đồng lên cao nhất trong 01 tháng qua, do ảnh hưởng tích cực từ giá vàng thế giới. Giá xăng dầu thế giới nới dài đà tăng. Giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ tiếp tục giảm.
(HTV) - Hôm 10/12 (giờ Mỹ), một đám cháy lớn tại TP. Malibu, bang California đã khiến hàng chục ngàn cư dân phải sơ tán. Lửa lớn do gió thổi nên càng ngày càng lan rộng ra các khu vực xung quanh.
(HTV) - Xe chở các chuyên gia từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã gặp tai nạn trên lãnh thổ Ucraina. Cả 2 bên Nga và Ucraina đều cáo buộc nhau gây ra vụ tấn công này.
(HTV) - Ngày 11/12, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã tìm cách tự tử tại nơi giam giữ, nhưng được ngăn cản kịp thời.
(HTV) - Chiều ngày 11/12, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có buổi tiếp và làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn TP.HCM.
(HTV) - Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo, đây sẽ là điểm nhấn mới của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.
(HTV) - TP.HCM tăng lượng hàng hoá tiêu dùng cuối năm. Từ quy mô chương trình bán hàng lưu động lớn hơn đợt 1, Thành phố đang mở thêm một kênh mới để tăng lượng hàng hoá mùa cao điểm tiêu dùng.