LongForm: TP.HCM sắp xếp khu phố, vượt khó để thích nghi

KIỀU MINH - THANH TÂN - HỒ ĐỨC - THIỆN TÙNG - TẤN LỘC - TRÚC QUỲNH - TRÚC ÂN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 8/5/2024, 22:00

(HTV) - Với thực tiễn một đô thị hiện đại như TP.HCM thì việc sắp xếp khu phố là việc phải làm để có một bộ máy gọn nhẹ nhưng phải có tính chuyên nghiệp, hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử - điều mà Thành phố đang rất quan tâm.

Tính đến thời điểm này, công tác sắp xếp lại khu phố trên địa bàn TP.HCM đã chính thức được triển khai được hơn một tháng. Cụ thể, TP.HCM gộp tổ dân phố vào khu phố giúp tinh gọn bộ máy từ 25.377 tổ chức xuống còn khoảng 4.861 khu phố (giảm 20.516 tổ chức). Số người hoạt động cũng giảm từ hơn 64.000 người còn gần 44.000 người (giảm 20.544 người).

Không còn hệ thống chân rết ở tổ dân phố, các khu phố, ấp mới được kỳ vọng sẽ giúp cho công tác quản lý địa bàn hiệu quả hơn, giảm áp lực cho cấp cơ sở. Cùng nhìn lại hình ảnh các khu phố mới ngày đầu đi vào hoạt động. 

Khu phố mới ngày đầu đi vào hoạt động

Quận 12 hiện có 80 khu phố, quy mô số hộ dân của mỗi khu phố từ 500 hộ trở lên. Đối với phường Tân Hưng Thuận, trước kia chỉ có 07 khu phố, thì nay đã được điều chỉnh lại thành 19 khu phố mới. Trong đó có 04 khu phố quy mô trên 500 hộ dân. 

Quận 12 hiện có 80 khu phố

Ông Võ Quốc Duy - Chủ tịch UBND phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 

Ông Võ Quốc Duy - Chủ tịch UBND phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 bày tỏ: “Khu phố cũ chúng ta có là khi tuyên truyền mỗi chủ trương và chính sách của địa phương có 03 khâu. Tức là, khi ở phường, phải xuống tới khu phố, khu phố phải xuống tới tổ dân phố rồi mới xuống tới hộ dân. Và hiện nay chúng ta chỉ còn lại hai khâu, là ở phường xuống tới khu phố, và xuống tận hộ dân luôn”. 

Ông Huỳnh Kim Tuấn - Trưởng Khu phố 17, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12

Ông Huỳnh Kim Tuấn - Trưởng Khu phố 17, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 chia sẻ: “Mình dựa vào dân để mình vận động Nhân dân làm sao để hỗ trợ giúp mình hoàn thành được các chỉ tiêu mà do các cấp trên giao phó và cũng như là Nhân dân giao phó”. 

Trước đây, phường Tân Định, Quận 1 có 09 khu phố, 152 tổ dân phố, sau khi sắp xếp hiện có 14 khu phố mới. Ngoài Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố, Trưởng ban Công tác mặt trận còn thêm 02 chức danh mới là Bí thư Chi đoàn Thanh niên và Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ.

02 chức danh mới là Bí thư Chi đoàn Thanh niên và Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ

Tại TP.HCM, mô hình tự quản hai cấp dưới phường được xây dựng từ năm 1985 và tồn tại cho đến nay. Khi TP.HCM thực hiện sắp xếp lại với những thay đổi nhất định, khó khăn bước đầu trong hoạt động của khu phố mới, ấp mới là không thể tránh khỏi.

Bà Phạm Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM bày tỏ 

Dù vậy những nỗ lực vượt khó, thích nghi của chính quyền địa phương, từng cá nhân hoạt động không chuyên trách và toàn thể người dân sẽ là giải pháp hữu hiệu, linh hoạt nhất để tạo bước ngoặt trong tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thời gian tới.

Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện các tổ chức khu phố mới. Đặc biệt những nhân sự trẻ hiện không dễ để tuyển dụng.

Số lượng khu phố tăng lên, điều đó đồng nghĩa sẽ cần phải có thêm trụ sở đủ để bố trí nhân sự làm việc. Đây là điều cần phải tính toán không thể một sớm một chiều là có thể sắp xếp ngay được. 

Nhân sự và trụ sở khu phố: yếu tố quan trọng trong hoàn thiện các tổ chức khu phố mới

Phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân hiện là phường đông dân nhất trên địa bàn TP.HCM. Sau khi thực hiện sắp xếp, Khu phố 23 cũ được chia tách thành Khu phố 25 và 48.

Thời gian đầu, do thiếu quỹ đất công và kinh phí được cấp cho hoạt động Khu phố vẫn còn hạn chế, Ban Điều hành của 02 khu phố này đang phải dùng chung trụ sở làm việc, trong thời gian chờ đợi hỗ trợ từ UBND quận.

Bà Trần Thị Lệ Thu - Bí thư Chi bộ Khu phố 25, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM 

Bà Trần Thị Lệ Thu - Bí thư Chi bộ Khu phố 25, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM chia sẻ: “Mỗi tháng nhà nước cấp cho 2,5 triệu. Trụ sở này chúng tôi thuê, dù chủ nhà cũng đưa giá hữu nghị là 4,5 triệu, nhưng vẫn còn thiếu 02 triệu. Do đó mà phường và Khu phố phải vận động bà con hàng tháng để đắp vô khoản này. Người dân đều rất ủng hộ và đồng tình, vì nhờ dân vận khéo mà có thể đáp ứng được nhu cầu chỗ làm việc trong giai đoạn chuyển giao còn nhiều khó khăn này”.

Ông Trần Văn Thiệt - Trưởng Khu phố 25, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM 

Còn ông Trần Văn Thiệt - Trưởng Khu phố 25, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM chia sẻ: “Giờ không còn Tổ trưởng tổ phó hỗ trợ thì công việc của trưởng Khu phố sẽ rất nặng nề, khó khăn gấp 10 lần trước đây”.

Ông Nguyễn Phú Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM 

Ông Nguyễn Phú Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM nhận định: “Trước mắt, UBND phường có phương án cho các khu phố sinh hoạt chung với nhau. Do số lượng khu phố sắp xếp tăng, thời gian tới, UBND phường chỉ đạo cho các đơn vị và đồng chí Trưởng Khu phố mới là sẽ cố gắng kiện toàn các nhân sự mà hiện nay còn khuyết để đảm bảo tính hoạt động liên tục trong khu phố”.

Đối với trụ sở, TP.HCM có nguyên tắc chung là không làm phát sinh biên chế, quỹ tiền lương, trụ sở, các loại tài sản công. Tuy nhiên, các địa phương phải đảm bảo điều kiện tiên quyết, tối thiểu cho hoạt động của khu phố, ấp mới sau khi sắp xếp.

Làm thế nào để phát huy hiệu quả việc sáp nhập khu phố ở TP.HCM?

Sau khi các địa phương tại TP.HCM thực hiện quy trình sắp xếp khu phố, ấp, trong đội ngũ nhân sự hoạt động không chuyên trách, có người tiếp tục đảm nhận vai trò phù hợp, có người không còn giữ nhiệm vụ trong ban điều hành khu phố mới. Vẫn còn đó những suy nghĩ, cảm xúc, thế nhưng, dù với vai trò nào, thì tất cả họ đều luôn đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết. Nhịp sống ở từng khu phố mới cũng đang dần hình thành, với tình cảm, tâm huyết của đội ngũ đã, đang hoạt động không chuyên trách làm tiền đề để xây dựng mô hình quản lý tinh gọn, hiệu quả thời gian tới.

Có kinh nghiệm trong công tác dân vận, lại hết lòng chăm lo đời sống cho bà con, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trên địa bàn, bà Văn Lệ Tuyển - Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ Khu phố 6, Phường 1, Quận 5, TP.HCM được chính quyền và người dân tin tưởng giao giữ vai trò Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ Khu phố mới sau sắp xếp.

Bà Văn Lệ Tuyển - Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ Khu phố 6, Phường 1, Quận 5, TP.HCM (phải)

Từ 06 Khu phố, 69 Tổ dân phố, theo Đề án sắp xếp, Phường 1, Quận 5 sẽ hình thành 08 Khu phố mới. Nhiều nhân sự hoạt động không chuyên trách sẽ ngừng giữ các chức danh chính thức. Có người chỉ mới làm được vài năm, nhưng cũng có những gương điển hình đã gắn bó hơn chục năm, thậm chí cả nửa đời người với công tác này. 

Ông Lý Khắc Huê - nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 17, Khu phố 2, Phường 1, Quận 5, TP.HCM 

Nhớ như in địa hình mọi con phố, ngõ hẻm, đặt trọn tâm huyết vào từng hệ thống chiếu sáng dân lập, từng camera giám sát, chăm lo từ những việc nhỏ nhất như tráng ổ gà, thay nắp hố ga bị hư hỏng, không có gì bất ngờ khi ông Lý Khắc Huê - nguyên Tổ trưởng Tổ dân phố 17, Khu phố 2, Phường 1, Quận 5 TP.HCM bày tỏ: “Ý thức trách nhiệm của bản thân ông cũng như từng Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố vẫn sẽ không có gì thay đổi”.

Bà Huỳnh Thị Thắm - Chi Hội trưởng Chi Hội Phụ nữ Khu phố 8, nguyên Tổ trưởng Tổ Dân phố 71 (Khu phố 6), Phường 1, Quận 5, TP.HCM

Bà Huỳnh Thị Thắm - Chi Hội trưởng Chi Hội Phụ nữ Khu phố 8, nguyên Tổ trưởng Tổ Dân phố 71 (Khu phố 6), Phường 1, Quận 5, TP.HCM chia sẻ: “Gần 20 năm tham gia Ban điều hành Tổ dân phố, trải qua nhiều kỷ niệm vui, buồn, qua nhiều thay đổi về diện mạo, người này đi, người kia đến; có lẽ không thể có cảm xúc nào diễn tả đủ hết được. Tôi nghĩ rằng những ai đã từng làm Tổ trưởng, Tổ phó đều mong muốn tiếp tục làm những việc giúp ích cho địa phương, cho nhân dân, không phải vì trông chờ được khen thưởng, mà vì niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người dân khi được sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn Phường 1, Quận 5”.

Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong

"Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong."

Lời dạy của Bác lúc sinh thời càng khắc họa rõ nét hơn thực tiễn rằng, qua thời gian sẽ có những thay đổi để thích nghi và phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải giữ vững được lòng dân.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải giữ vững được lòng dân

Công tác sắp xếp Khu phố trên địa bàn TP.HCM sau khi lắng nghe đầy đủ ý kiến, nguyện vọng, tâm tư của nhân dân và người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, tổ dân phố, đã được triển khai đồng bộ, kỹ lưỡng. Sự đồng lòng, nhất trí cùng tình cảm và tâm huyết của toàn xã hội sẽ là tiền đề để tạo bước ngoặt trong tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tập trung nguồn lực chỉnh trang đô thị, chăm lo an sinh xã hội, đầu tư các thiết chế, cơ sở vật chất phù hợp đáp ứng nhu cầu thiết thân của nhân dân các giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố mang tên Bác trong thời gian tới.

Công việc của những cán bộ khu phố không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, bởi lễ với số lượng cư dân trên 500, thậm chí là vài nghìn người, việc điều hành không khác gì một địa phương thu nhỏ. Ở đó có đầy đủ các đầu việc như là xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội.

Tại phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, bà Nguyễn Thị Thu Lan làm tổ trưởng khu phố hàng chục năm qua với công việc quản lý khoảng 3.000 hộ dân. Khi bộ máy mới được vận hành, bà chỉ còn phụ trách khoảng 800 hộ dân, áp lực trên vai cũng sẽ nhẹ bớt phần nào. Với bà Lan, giờ đây việc kết nối với người dân đã dễ dàng hơn rất nhiều nhờ vào công nghệ số.

Bà Nguyễn Thị Thu Lan - Trưởng Khu phố 4, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Những nhóm chat online giúp cho mọi thông tin, chủ trương, chính sách nhanh chóng đến với cư dân thay vì phải đến từng ngõ, gõ từng nhà như trước.

Tại Khu phố 4, phường Thới An, Quận 12, bà Mai Thị Mộng Huyền - Trưởng Khu phố 4, phường Thới An, Quận 12, TP.HCM đang quản lý hơn 1.624 hộ dân, 3.346 nhân khẩu, sau khi sắp xếp khu phố mới chỉ còn quản lý 560 hộ.

Công nghệ số hỗ trợ quản lý khu phố

Với thực tiễn một đô thị hiện đại như TP.HCM thì việc sắp xếp này là việc phải làm để có một bộ máy gọn nhẹ nhưng phải có tính chuyên nghiệp, hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử - điều mà Thành phố đang rất quan tâm, hướng tới.

 Bà Võ Thị Chính - Phó Chủ tịch UBND Quận 12, TP.HCM

 Và quan trọng hơn cả là ngày càng phát huy tính làm chủ của người dân, các hoạt động của khu phố, ấp mới phải ngày càng sát sao với đời sống của người dân hơn.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

 

Ý kiến của bạn: