(HTV) - Vấn đề quản lý thị trường vàng trong nước theo sát diễn biến thị trường thế giới là câu chuyện cần nhìn nhận lại sau hàng loạt biến động của thị trường vàng trong nước gần đây.
Cuối năm 2023, giá vàng trong nước có thời điểm vượt mốc 80 triệu đồng/lượng
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp quản lý thị trường vàng cuối tháng 12/2023, giá vàng SJC đã ‘’hạ nhiệt’’ nhanh chóng. Ngày 08/01/2023, giá vàng SJC tiếp tục giảm 1 triệu đồng, về quanh mức 74 triệu đồng một lượng.
Các chuyên gia nhấn mạnh: giá vàng trong nước lập đỉnh thời điểm trước chủ yếu ở vàng SJC, trong khi đó vàng nhẫn và vàng 9999 không có sự chênh lệch quá lớn, thậm chí giá vàng nhẫn và vàng 9999 diễn biến cùng chiều và khá tiệm cận với giá vàng thế giới. Thêm vào đó, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã tác động đến nguồn cung vàng miếng trong nước.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới trong 10 năm qua
Nguyên nhân giá vàng SJC tăng mạnh thời điểm cuối năm 2023
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Nghị định 24 với chủ trương ''chống vàng hóa'' nền kinh tế. Đánh giá tác động tích cực từ Nghị định 24 trong 10 năm qua, song theo các chuyên gia, đến thời điểm hiện tại thị trường biến động không ngừng nên có những cơ chế cũ không còn phù hợp.
Giải pháp để thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
Ngày 03/01, trong thông điệp phát đi, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ có đề xuất sửa đổi Nghị định 24 ngay trong tháng 01/2024. Hai ngày sau đó, NHNN đã thành lập Tổ giám sát để giám sát việc gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu. Đồng thời xây dựng cơ chế kiểm tra công tác giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC. Điều này từng bước cụ thể hóa yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu phát triển thị trường vàng minh bạch và lành mạnh.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9