Để tiên phong trong hoạt động đổi mới sáng tạo, TP.HCM cần tăng tỷ lệ ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển lên mức 5 - 7% tổng chi ngân sách hoặc 2% GRDP của thành phố.
TP.HCM cũng ưu tiên hỗ trợ phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp trong các lĩnh vực AI, Edtech và thúc đẩy sự chuyển đổi số. Các doanh nghiệp đã tuân thủ quy định về việc trích lập quỹ phát triển KH&CN. Tuy nhiên, hàng ngàn tỷ đồng vẫn chưa được sử dụng do vướng phải cơ chế tài chính.
TP.HCM đã đặt mục tiêu hỗ trợ 300 dự án và 100 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào năm 2025, trong đó có 20 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gọi được vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. TP.HCM cũng đang ươm tạo và phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và ký kết các chương trình hợp tác với đối tác có uy tín trên thế giới tại ít nhất 3 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Để trích lập quỹ phát triển KH&CN, các doanh nghiệp không cần đóng thuế và được phép sử dụng số tiền này.
TP.HCM ưu tiên hỗ trợ phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp trong các lĩnh vực AI, Edtech và thúc đẩy sự chuyển đổi số
Phó giám đốc sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, bà Chu Vân Hải, cho biết: "Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, cụ thể để chuyển đổi số là 4.400 tỷ đồng nhưng chỉ có thể chi ra 30,7%, chưa đạt kỳ vọng của thành phố. Số lượng doanh nghiệp tham gia thành lập quỹ cũng chưa tương xứng với quy mô doanh nghiệp trên thành phố. Tuy nhiên, về mặt thuận lợi, tỷ lệ doanh nghiệp chi cho hoạt động ứng dụng KHCNTT chiếm 50% các khoản chi, cho thấy chủ trương này được doanh nghiệp hưởng ứng. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đang thực hiện thông tư số 05 với các hướng dẫn cụ thể."
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, có xác định xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác trở thành chủ thể nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế đã bị cản trở bởi những bất cập về cơ chế.
Thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ
PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế và Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: "Việc tăng nguồn thu tự chủ từ Nghiên cứu khoa học đang gặp nhiều khó khăn khi hướng dẫn của Luật Giáo dục 34 và các Luật khác đang chồng chéo lên nhau. Điều này khiến các phần tự chủ còn lại rất khó thực hiện. Trường cần phải biết được liệu có được phép mở công ty hay không? Có được sử dụng đất được cấp để làm gì có lợi cho trường không? Nếu không làm khéo lại có thể dẫn đến việc phạm pháp và làm thất thoát tài sản của nhà nước. Hiện tại, còn nhiều cơ chế khác còn vướng mắc và tôi tin Nhà nước cũng nhận thức được vấn đề này và sẽ điều chỉnh từ từ để mở rộng giới hạn.
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13, cụm từ "đổi mới sáng tạo" xuất hiện hơn 10 lần, cho thấy đó là đặc trưng của thời kỳ phát triển, bao trùm lên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực quản trị quốc gia thông qua hệ thống pháp luật cởi mở, tạo động lực cho các ý tưởng khoa học, sản xuất và kinh doanh vượt trước".
Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Trần Du Lịch nhận định: "Để nâng cao năng lực quản trị quốc gia thông qua hệ thống thể chế, chúng ta cần xem xét và khắc phục các điểm yếu. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được đưa ra một cách cụ thể. Nếu không có sự đổi mới sáng tạo, TP.HCM có nguy cơ tụt hậu và các tỉnh, thành phố khác sẽ vượt lên.
Không chỉ trong vài lĩnh vực cụ thể, mà trên toàn bộ quá trình phát triển của TP.HCM, còn nhiều điểm nghẽn về cơ chế hiện tại. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có một sự đánh giá khoa học và thực hiện các thay đổi đột phá để thúc đẩy sự phát triển của thành phố".
>>> Xin mời quý vị đón xem chương trình thời sự của HTV lúc 20G mỗi ngày trên HTV9