TP.HCM: Bảo tồn làng nghề gắn với sản phẩm OCOP

VŨ TUYÊN - XUÂN HẠO // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 5/12/2023, 21:00

(HTV) - Việc bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống đang là hướng đi được nhiều địa phương hướng đến.

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng miền, TP.HCM tiếp tục triển khai lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ các làng nghề mở rộng sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đan lát là 1 trong 7 lĩnh vực thuộc ngành nghề nông thôn ở TP.HCM. Trước những năm 2000, nghề đan lát ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi rất phát triển, có khoảng gần 2.000 hộ làm nghề này. Tuy nhiên, theo nhịp sống hiện đại, nghề này đang dần trở nên mai một. Về làng này hiện nay, có vẻ vắng lặng hơn.

Bảo tồn làng nghề đan lá tại huyện Củ Chi

Dù có giảm đi về số lượng, nhưng nghề đan lát vẫn mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người sản xuất.

Theo nghề được 16 năm, dù có nhiều thách thức bởi quá trình công nghiệp hóa, nhưng chị Tuyết Mai vẫn kiên trì giữ nghề. Hiện cơ sở vẫn đều đặn xuất khẩu hàng ngàn sản phẩm mỗi tháng qua châu Âu.

Việc đạt chuẩn OCop tiếp tục giúp sản phẩm có cơ hội quảng bá rộng rãi, đồng thời giúp nghề phát triển bền vững hơn.

Làng nghề ở TP.HCM nắm bắt thời cuộc, cập nhật xu hướng khá tốt. Có những làng nghề đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, tự "nâng cấp" để nhập cuộc, thành công ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với tiềm năng sẵn có, trong Đề án Chương trình OCOP , TP.HCM đặc biệt đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. 

Bảo tồn làng nghề gắn với sản phẩm OCOP

Gắn làng nghề với chương trình OCOP là cách bảo tồn hiệu quả, không chỉ giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc, mà đó cũng là cách để đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn: