(HTV) - Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tại TP.HCM, dù đã được triển khai từ lâu, nhưng đến nay công tác phân loại rác vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, Chất thải rắn sinh hoạt sẽ chia làm ba loại: Chất thải có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt khác và đi vào từng loại chất thải rắn cụ thể để người dân có thể nắm rõ, thực hiện đúng. Muộn nhất đến cuối năm 2024, người dân không phân loại rác thải sinh hoạt sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Tại TP.HCM, dù đã được triển khai từ lâu, nhưng đến nay công tác phân loại rác vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện mô hình phân loại rác,… rất nhiều phương thức được các địa phương trên địa bàn TP.HCM áp dụng, nhưng do thực hiện thiếu sự đồng bộ giữa các hộ gia đình, chưa chuẩn hóa trang thiết bị lưu trữ và thiếu hoàn thiện từ hệ thống thu gom, cũng làm giảm đi hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn.
Nhiều trở ngại cho việc phân loại rác tại nguồn
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, việc phân loại rác thải đã được lan toả ngày một rộng hơn đến nhiều địa bàn dân cư. Điển hình là các phong trào “đổi rác lấy quà”, “thu gom rác thải nguy hại tại điểm phường”… Nhiều gia đình cũng đã xem đây là thói quen sinh hoạt thường ngày.
Hiệu quả từ mô hình phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn là một cuộc chiến dài hơi, do đó, để quy định này thực sự đi vào đời sống, cần có sự chuẩn bị chu đáo, có quy định, có lộ trình, có sự chuẩn bị, quyết tâm thực hiện của các cấp, ngành và sự chung tay của xã hội. Để tránh tình trạng triển khai xong rồi "đâu lại vào đấy"!
Đồ họa: Lan Hương
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9