TP.HCM: Phát triển công nghiệp văn hóa, vươn tầm khu vực

PHƯƠNG MAI - VIỆT TRUNG - HỮU TRÍ - PHONG TRẦN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 3/1/2024, 15:00

(HTV) - Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030, giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu phát triển, đưa TP.HCM trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực.

Vấn đề đầu tư nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, đang được thành phố hướng tới, bắt đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ.

Công nghiệp văn hóa bền vững nâng tầm vị thế TP.HCM

Liên hoan âm nhạc quốc tế Hò dô đã khép lại năm 2023 bằng những màn trình diễn ấn tượng của những nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Không gian nghệ thuật Hò dô đã thành công trong việc kết nối giữa giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu và các nghệ sĩ, tạo nên giá trị thương mại chung, đóng góp vào nền kinh tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Thăng Long - Giảng viên Truyền thông chuyên nghiệp, Trường Đại học RMIT Vietnam cho biết: “Thị trường âm nhạc hiện phát triển rất nhanh. tốc độ tăng trưởng 30, 40%/năm. Khi phát triển thị chúng ta phải chuẩn hóa đội ngũ nghệ sĩ và quản lý. Và đồng thời yếu tố bản quyền cũng đc quan tâm nhiều hơn”.

Hiện nay, công nghiệp văn hóa ở Việt Nam xác định gồm 12 lĩnh vực

Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa có khả năng biến văn hóa trở thành bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo, thịnh vượng, tự tin và độc đáo. Tuy nhiên, để công nghiệp văn hóa phát triển bền vững, cần phải chú trọng nhiều yếu tố.

NSND Kim Xuân chia sẻ: “Cái mừng nhất là qua 60 năm tôi nhìn thấy thế hệ trẻ đều có những tài năng rất đáng trân trọng. Nghệ thuật đã sống trong tim mỗi người và để trở thành 1 ngành công nghiệp thì vẫn phải giữ 1 cái tâm khi làm nghề”.

Theo Bà Lê Tú Cẩm - Chủ tịch Hội Di sản TP.HCM: “Việc bảo tồn các kiến trúc khổ giữa lòng đô thị rất khó tách rời khỏi dòng chảy đô thị. Mà chúng ta lại vẫn chưa có một cơ chế chính sách đặc thù nào nào để hiện thực hóa công cuộc bảo tồn di tích giữa lòng đô thị này”.

Với quan điểm "văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội" chính là động lực thúc đẩy các địa phương tập trung đầu tư và phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM chi cho đầu tư các dự án khoảng 5.450 tỷ đồng, chiếm 3,8% ngân tổng ngân sách.

Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM chi cho đầu tư các dự án khoảng 5.450 tỷ đồng

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ giúp Việt Nam tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tạo ra những sản phẩm - dịch vụ văn hóa có tính cạnh tranh cao. Đây cũng là chiến lược để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện nay.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

  

Ý kiến của bạn: