(HTV) - Hội thảo tham vấn ý kiến Đề án "Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại TP.HCM" nhằm tìm ra giải pháp phát triển hạ tầng triển lãm quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố.
Qua công tác theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động hội chợ, triển lãm trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương ghi nhận trung bình hằng năm có trên 400 hội chợ, triển lãm thương mại được xác nhận tổ chức trên địa bàn thành phố, tăng bình quân 3,68%/năm.
Cùng với kết quả nghiên cứu và đúc kết những ý kiến góp ý, chia sẻ tại hội thảo tham vấn ý kiến lần 1, sáng 27/12 hội thảo tham vấn ý kiến Đề án “Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh" tiếp tục hoàn thiện về cơ bản những kết quả nghiên cứu bước đầu của đề án, từ đó đúc kết khả năng áp dụng phù hợp cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo tham vấn ý kiến Đề án “Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh" tiếp tục hoàn thiện về cơ bản những kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề án, từ đó đúc kết khả năng áp dụng phù hợp cho Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành.
Thành phố hiện có khoảng 188 địa điểm được tổ chức hội chợ, triển lãm được phân bố rộng khắp trên địa bàn 22 quận - huyện và thành phố Thủ Đức; trong đó, ngoài 2 địa điểm tập trung (Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC và Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình - TBECC), còn lại hầu hết các địa điểm chủ yếu tận dụng từ các vị trí phù hợp sẵn có của địa phương, đáp ứng các điều kiện tối thiểu về các dịch vụ phục vụ (như điện, nước, an ninh, vệ sinh) như: Nhà Thiếu nhi, Liên đoàn Lao động, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao các quận - huyện, các khách sạn, nhà hàng, một số tuyến đường, khu dân cư...
Trên thực tế, các địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và sự phát triển của thành phố. Các tham luận đã hoàn thiện về cơ bản những kết quả nghiên cứu bước đầu của đề án về các nội dung chính: nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đúc kết khả năng áp dụng phù hợp cho Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá xu hướng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; phân tích nguồn lực phát triển và dự báo trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; định hướng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai thực hiện đề án.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại hội thảo cho biết: Thành phố tổ chức trên 400 hội chợ, triển lãm thương mại. Tuy vậy, các địa điểm tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong đó, để định vị thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh Expo, thành phố xác định các định hướng trên 2 trụ cột quan trọng sau: xây dựng thương hiệu trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị và xây dựng thương hiệu các sự kiện hội chợ, hội nghị, triển lãm quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại hội thảo: Việc hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh với những ý kiến góp ý, đề xuất của đại biểu là cơ sở quan trọng hoàn thiện đề án để sớm được triển khai trong thực tế. Thành phố tổ chức trên 400 hội chợ, triển lãm thương mại. Tuy vậy, các địa điểm tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Việc tổ chức hội thảo lần này nhằm gợi mở cho thành phố hướng ra, các giải pháp thu hút đầu tư, đề xuất nguồn lực… để triển khai, xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế mang tầm khu vực, giúp TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn. Việc hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại TP.HCM cũng phù hợp với chiến lược phát triển đến năm 2030 của thành phố.
TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết: Hiện tại TPHCM đang có 5 vị trí tiềm năng có thể xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế. Cụ thể gồm: mở rộng, nâng cấp khu SECC (quận 7) quy mô 11,5ha; nâng cấp khu triển lãm ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) khoảng 83.000m2; khu đất ở phường Thới An (quận 12) khoảng 30ha; khu đất tại xã Tân Kiên, Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) khoảng 30ha; khu nông trường dừa (TP Thủ Đức) khoảng 36ha.
Phát biểu tại hội thảo, TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay, hiện tại TP.HCM đang có 5 vị trí tiềm năng có thể xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế. Cụ thể gồm: mở rộng, nâng cấp khu SECC (quận 7) quy mô 11,5ha; nâng cấp khu triển lãm ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) khoảng 83.000m²; khu đất ở phường Thới An (quận 12) khoảng 30ha; khu đất tại xã Tân Kiên, Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) khoảng 30ha; khu nông trường Dừa (TP Thủ Đức) khoảng 36ha.
Những kết quả nghiên cứu của đề án về định hướng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy đã khái quát được những vấn đề cơ bản, định hình khung nghiên cứu về hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại thành phố; nhưng vẫn còn một số vấn đề mang tính chuyên sâu và thực tiễn cần phải được nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai sau khi hình thành, đi vào khai thác các trung tâm.
Theo đó, Sở Công Thương đề xuất 4 nhóm nội dung trọng tâm trao đổi tại hội thảo như sau:
Thứ nhất, góp ý hoàn thiện tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế.
Thứ hai, đề xuất ý tưởng về tổ chức không gian, thiết kế các trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế.
Thứ ba, khuyến nghị các giải pháp thu hút các tổ chức, các nhà triển lãm quốc tế lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm tổ chức các sự kiện, triển lãm quốc tế.
Thứ tư, đề xuất các nguồn lực thành phố cần tập trung (về đất đai, tài chính, nhân lực, kết cấu hạ tầng...) để hiện thực hóa định hướng xây dựng, hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9