Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội: Doanh nghiệp Việt Nam trên đường bứt phá

THANH VÂN - CHÂU NGỌC - HỮU TRÍ - HỒ ĐỨC - HOÀNG TÂN - LINH BẰNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 19/2/2025, 20:30

(HTV) - Đại sứ Mỹ khẳng định thuế không nhằm vào Việt Nam, mang đến cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.

Vừa qua, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper đã khẳng định, các biện pháp áp thuế thời gian qua không nhắm tới Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp Việt ổn định và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, nếu không thận trọng thì lằn ranh giữa cơ hội và rủi ro là vô cùng mong manh.

Các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ dự án đầu tư để tránh cạnh tranh bất công với doanh nghiệp trong nước

Thời gian qua đã xuất hiện làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Ngay sau khi tổng thống Trump áp thuế, nhiều doanh nghiệp quan ngại, sự chuyển dịch này có thể biến Việt Nam thành điểm trung chuyển, "rửa" xuất xứ để tránh mức thuế cao.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất khẩu, chế tài mạnh gian lận thương mại

Các cơ quan quản lý cũng cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, lựa chọn quy mô phù hợp để tránh cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Chính sách thuế của Mỹ tạo ra cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có thể lợi dụng Việt Nam để né thuế Mỹ bằng cách chuyển hàng hóa sang Việt Nam, gắn nhãn mác rồi xuất khẩu sang Mỹ. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể khiến Mỹ tăng thuế đối với ngành dệt may Việt Nam.

Để ngăn chặn tình trạng này, ông Tùng cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là quy định về xuất xứ hàng hóa. Cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu và chế tài mạnh mẽ đối với hành vi gian lận thương mại.

Ngoài ra, thặng dư thương mại giữa Việt Nam với Mỹ tương đối lớn, hiện nay chỉ đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mexico và Canada nên rủi ro cũng tương đối lớn.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và tăng cường các kênh liên lạc với chính phủ Mỹ, thể hiện thiện chí giảm thặng dư thương mại bằng cách tăng cường nhập khẩu các mặt hàng giá trị lớn từ Mỹ như máy bay, máy móc thiết bị.

Chủ động, pháp lý giúp doanh nghiệp Việt phát triển

Chính sách thuế của Mỹ tạo ra cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, sự chủ động thích ứng và xây dựng hành lang pháp lý vững chắc sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: