Tại trạm nghiên cứu xa xôi nhất về phía Bắc của thế giới, các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để thu thập dữ liệu về tác động của biến đổi khí hậu.
Hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu khí tượng tại trạm Ny-Ålesund, trên quần đảo Svalbard ở Bắc Cực, phần cực Bắc của Na Uy.
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để thu thập dữ liệu về tác động của biến đổi khí hậu
Hiện họ đang dựng lều trên sông băng Dovrebreen - cách trạm Ny-Ålesund 3 tiếng chạy xe. Tại đây, cả đội sẽ khoan xuống lớp băng khoảng 125 mét, với hy vọng thu được 2 lõi băng nhằm nghiên cứu về khí quyển 300 năm trước, cũng như có thể bảo tồn lõi băng từ những sông băng có nguy cơ biến mất này.
"Khi khoan xuống độ sâu 25 mét thì dòng nước mạnh phun lên. Tất cả chúng tôi đều không ngờ tới. Đó là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ đã tăng, và sông băng đang bị ảnh hưởng." nhà nghiên cứu và nhà hóa học Andrea Spolaor cho biết.
Nhà nghiên cứu và nhà hóa học Andrea Spolaor
Theo các nhà khoa học, Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp 4 lần so với những phần còn lại trên Trái Đất. Nhiệt độ ở quần đảo Svalbard còn tăng nhanh hơn nhiều - khoảng 7 lần so với mức trung bình toàn cầu.
Những con gấu Bắc Cực thường xuyên phải chịu đói, do băng tan làm biến mất đi nơi săn tìm thức ăn. Chúng được nhìn thấy lang thang gần trạm nghiên cứu Ny-Ålesund.
Giờ đây, mùa xuân đến sớm làm tan băng giá, buộc các nhà khoa học phải đẩy nhanh kế hoạch hành động để kịp lưu trữ "những tư liệu của hành tinh Xanh".
>>> Xin mời quý vị đón xem những hình ảnh, thông tin chi tiết hơn trong chương trình thời sự của HTV lúc 20h trên HTV9