Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng tiêu chuẩn trong xét thăng hạng I và II với giáo viên

2/11/2024, 10:29

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin những điểm mới về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Thông tư này thay thế cho Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2021. Theo đó, Thông tư 13 có một số điểm quy định mới và điều chỉnh so với Thông tư 34. 

Tiêu chuẩn mới mới trong xét thăng hạng I và II với giáo viên sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/12/2024

Cụ thể, không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Thông tư mới cũng đưa ra những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.

Theo yêu cầu của Chính phủ, để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bổ sung một số tiêu chuẩn, điều kiện như:

- Về tiêu chuẩn xếp loại chất lượng trong thời gian công tác: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về xác định cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tại Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng I tối đa không quá 10%, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương tối đa không quá 50%. Do đó, tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại Thông tư là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, bảo đảm lựa chọn được những giáo viên xứng đáng, có đóng góp được ghi nhận và có sự nỗ lực phát triển nghề nghiệp trong thời gian giữ hạng.

- Về danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I: là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định này để bảo đảm 1 danh hiệu thi đua và thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần dự thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I; đồng thời, để bảo đảm giáo viên có sự nỗ lực, phấn đấu tiếp tục trong suốt thời gian giữ hạng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

Nguồn: Vietnamnet

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Từ ngày 4 đến 5/4, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định; không tổ chức vui chơi, giải trí công cộng.
(HTV) - Động đất kinh hoàng tại Myanmar vào trưa 28/3 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2800 người. Sau 5 ngày, người dân vẫn sống trong cảnh màn trời chiếu đất, lo sợ dư chấn. Các nỗ lực cứu hộ quốc tế tiếp tục được triển khai, dù gặp nhiều khó khăn.
(HTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Việt Nam nằm trong nhóm bị áp mức thuế đối ứng cao nhất là 46%. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến nước ta, khi Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
(HTV) - Dù đóng góp khoảng 30% GDP và tạo việc làm cho hơn 800.000 lao động, nhiều hộ kinh doanh vẫn e ngại khi đứng trước ngưỡng cửa chuyển đổi lên doanh nghiệp.
(HTV) - Sau động đất tại Naypyidaw, Myanmar, đoàn cứu trợ Công an Việt Nam không chỉ tìm kiếm nạn nhân mà còn tích cực hỗ trợ người dân bằng cách dựng lều bạt, cung cấp nhu yếu phẩm và chăm sóc y tế.
(HTV) - Nhiều quốc gia cho biết đã chuẩn bị các biện pháp trả đũa quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ, và điều này có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến thương mại toàn cầu trong thời gian tới.
(HTV) - Đoàn công tác TP.HCM làm việc với lãnh đạo Tuyên Quang về việc sử dụng 35,9 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3. Nhiều công trình, nhà ở, sản xuất được phục hồi và đưa vào sử dụng, nhiều sự hỗ trợ khác về mặt y tế, giáo dục,..