Cần nhiều giải pháp tập trung, đồng bộ để kích cầu tiêu dùng trong nước

VŨ TUYÊN - XUÂN HẠO - PHONG TRẦN // TRUNG TÂM TIN TỨC 21/12/2023, 14:47

(HTV) - Thương mại, dịch vụ hướng tới tiêu dùng nội địa là bệ đỡ rất quan trọng cho năm 2024. Từ bệ đỡ này sẽ lan tỏa cho tất cả ngành khác, qua đó kích thích tăng trưởng.

Với tầm quan trọng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần thiết có giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn để kích thích tiêu dùng nội địa, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm cuối năm này.

Nhiều giải pháp đáp ứng xu hướng tiêu dùng liên tục thay đổi

Để tăng sức mua, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại trên địa bàn TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng liên tục thay đổi, có thể phục vụ nhu cầu của đa dạng đối tượng khách hàng.

Nhiều giải pháp đáp ứng xu hướng tiêu dùng liên tục thay đổi

Theo ông Nguyễn Đức Toàn – Giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam, với định hướng liên kết và thay đổi, MM đã tổ chức 2 hội nghị khách hàng lớn và thu thập được nhiều gợi ý về tiêu dùng trong 2 hội nghị này. Theo đó, hiện nay khách hàng hướng đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng xanh, tuy nhiên cũng mong muốn sản phẩm có giá thấp hơn, và hướng đến sản phẩm có chương trình khuyến mãi…Dó đó, MM sẽ đưa ra các chương trình bắt đầu từ tháng 1/2024 với giá cả lên đến 50-70%, đặc biệt là gói quà tết dành cho công nhân để họ có cái Tết sum vầy.

Hiện nay khách hàng hướng đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng xanh, tuy nhiên cũng mong muốn sản phẩm có giá thấp hơn

Còn phía Gigamall Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Phạm Nguyễn Thái Huy cũng cho biết đơn vị đang tập trung khai thác mảng ăn uống và vui chơi giải trí, tạo điểm nhấn cho trung tâm thương mại để nhằm kích thích lượng khách hàng tới đây, để tạo tiền đề cho những nhãn hàng khác có thể kích thích nhu cầu mua sắm. Lãnh đạo Gigamall có kiến nghị sở công thương, ngoài chuyện tham gia khuyến mãi tập trung thì các doanh nghiệp cũng nên được đăng ký mức giảm giá từ 80-90% để thu hút lượng khách hàng, kích cầu mua sắm trong khoảng thời gian cuối năm.

"Cỗ xe tứ mã" để Việt Nam tăng tổng cầu nền kinh tế

Để kích cầu tiêu dùng nội địa, giảm thuế giá trị gia tăng được đánh giá là một trong những công cụ quan trọng.  Do đó cần được thực hiện thực chất với thời gian đủ dài để lan tỏa mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác. 

Theo Sở Công Thương TP.HCM, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu khó khăn thì thị trường nội địa 1 lần nữa thể hiện vai trò quan trọng trong các kênh bán hàng của doanh nghiệp Việt. Cụ thể, doanh số bán buôn, bán lẻ của thành phố trong 2023 ước đạt 707.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với năm 2022.  Đây là động lực góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế thành phố.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM tiếp tục nhấn mạnh, thị trường nội địa là thị trường quan trọng của doanh nghiệp TP HCM, kể cả doanh nghiệp nội lẫn doanh nghiệp FDI nên phải chăm chút, nuôi dưỡng và đẩy mạnh phát triển hơn nữa.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM

Theo ông Hoàng Vũ, năm 2023, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực công thương TP.HCM, Sở đã triển khai nhiều giải pháp thành công và năm 2024 sẽ tiếp tục thực hiện. Chúng ta sản xuất theo nhu cầu thị trường chứ không phải sản xuất những sản phẩm chúng ta có lợi thế.  Do đó, từ trở bộ của các hiệp hội, ngành công thương đã thực hiện chủ trương của TP.HCM là phải liên kết, làm mạnh mẽ liên kết vùng. 

Theo các chuyên gia, năm 2024, cầu tiêu dùng vẫn là đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế.  Việc kích hoạt những chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa sẽ lan tỏa tới tiêu dùng, sản xuất trong nước và hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp.

 

Ý kiến của bạn: