(HTV) - Theo đánh giá của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, từ khu vực châu Á đến Thái Bình Dương, các loài chim di cư được coi là một trong những yếu tố mang lại sự phong phú cho cuộc sống của chúng ta.
Chim di cư cũng góp phần cải thiện chất lượng không khí, bổ sung đa dạng sinh học và đóng góp đáng kể vào hệ sinh thái. Ngoài ra, chúng có khả năng giảm nguy cơ bùng phát bệnh từ động vật hoang dã, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khó khăn và phức tạp như hiện nay.
Các loài chim cải thiện chất lượng không khí, bổ sung đa dạng sinh học
Nhiều nước đã tham gia ký kết các hiệp định và công ước liên quan đến ngày của các loài chim di cư. Đặc biệt, có Hiệp định Chim Biển Di Cư tại châu Phi và châu Á, cùng với hàng loạt tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, từ bảo tồn các loài chim di cư với các tên gọi khác nhau. Từ năm 2006, một số quốc gia đã tham gia vào Chiến Dịch Ngày Chim Di Cư Thế Giới, được tổ chức hàng năm, nhằm tăng cường nhận thức toàn cầu về sự cần thiết của việc bảo tồn các loài chim di cư.
Đồ họa: Lan Hương
Ngày Quốc tế Chim di cư 14/10 ra đời, là một sự kiện quan trọng để nâng cao nhận thức về tình trạng của các loài chim di cư và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn chúng. Chủ đề "Nước: Duy trì sự sống của các loài chim" trong năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống của các loài chim di cư và những nỗ lực để bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này để đảm bảo sự tồn tại của chúng. Đây là một thông điệp quan trọng về bảo tồn môi trường và tạo sự nhận thức về việc bảo vệ các loài chim di cư và môi trường sống của chúng.
Ngày Quốc tế Chim di cư 14/10 là một sự kiện quan trọng để nâng cao nhận thức về tình trạng của các loài chim di cư
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9