(HTV) - Qua 2 năm tổ chức, Lễ hội sông nước định hướng trở thành một sự kiện thương hiệu, góp phần định vị TP.HCM, một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hoá.
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt nhất giá trị sông nước vào du lịch cũng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu cho du lịch thành phố để không phải Lễ hội sông nước chỉ đơn thuần là một lễ hội trong một ít ngày. Để phân tích về câu chuyện trên, Chương trình Dự báo kinh tế có mời đến trường quay Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí - Trưởng Khoa Du lịch, Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM với những phân tích xung quanh.
Du lịch sông nước mang lại những tiềm năng mới cho TP.HCM
Tiếp nối thành công của Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 20, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Lễ hội Sông nước lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội, Cảng Sài Gòn cũng như nhiều điểm du lịch sông nước trên địa bàn. Chương trình gồm chuỗi 22 hoạt động du lịch - văn hóa - giải trí - nghệ thuật - ẩm thực - thể thao - mua sắm đặc sắc.
Điểm nhấn của sự kiện là chương trình nghệ thuật "Chuyến tàu huyền thoại" - một vở đại nhạc kịch ngoài trời với sự tham gia của 1.000 diễn viên lần đầu được tổ chức trên sông Sài Gòn. Cùng với thời gian tổ chức kéo dài, TP.HCM sẽ mở rộng quy mô, tăng số lượng hoạt động thể thao dưới nước, văn hóa nghệ thuật, không chỉ tập trung dọc sông Sài Gòn, mà còn tại Quận 8, Quận 7,…Song song đó là chuỗi hoạt động kích cầu du lịch hướng đến các sản phẩm du lịch đường thủy của TP.HCM, có chương trình ưu đãi cho khách đặt vé máy bay đến TP.HCM từ các thị trường trọng điểm có thể nhận được ưu đãi. Những phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí cho thấy Ngành du lịch và công thương của TP.HCM có thể tận dụng cơ hội này, phối hợp kích cầu mua sắm. Du khách đến TP.HCM có thể đi du lịch thêm tại tỉnh thành, tối đa hóa lưu trú, ở lại lâu hơn và chi tiêu du lịch nhiều hơn.
Trên thực tế, Lễ hội cũng sẽ tăng tính kết nối giữa các ngành ở TP.HCM cũng như với các khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ nhằm tối đa hóa độ dài lưu trú và chi tiêu của du khách, tạo ra chuỗi hoạt động quy mô và hứng thú cho du khách. Qua đó đưa đến những sản phẩm đặc trưng không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà cả văn hóa, hướng đến kích cầu du lịch bài bản hơn. Các hành trình sông nước tại Bến Tre và miền Tây đang minh chứng cho xu hướng trên. Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình Lễ hội sông nước cũng cho biết trong cuộc họp báo gần đây nhấn mạnh: Du lịch đường thủy nội địa cũng là một trong những ngành được thành phố đẩy mạnh nghiên cứu trong thời gian tới để phát triển du lịch.
Và lễ hội sông nước không chỉ diễn ra tại TP.HCM mà những dòng sông tại TP.HCM này sẽ kết nối với các dòng sông về Miền Đông, Đặc biệt là miền Tây Nam bộ. Để là sau đó, từ sự kiện lễ hội sông nước trở thành một chuỗi sự kiện giúp cho quá trình phát triển của du lịch sông nước TP.HCM và các tỉnh Đông - Tây Nam bộ qua những dòng sông này. Trong đó TP.HCM là đơn vị chịu trách nhiệm phối kết hợp với các tỉnh miền Đông, các tỉnh miền Tây để phát triển du lịch sông nước.
Có thể thấy tour du lịch đường thủy cũng thu hút được sự quan tâm của du khách khi lượng khách tăng 15% so với bình thường, các tuyến nội đô tăng đến 50%. Tuy nhiên, những sản phẩm đặc trưng không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà cả văn hóa, hướng đến kích cầu du lịch bài bản hơn. Ngoại trừ phần lễ hội thì ngành du lịch cũng cần thêm các hoạt động hưởng ứng như chương trình khuyến mãi mua sắm cho du khách và người dân, ẩm thực hoặc các hình thức khác, hướng tới xây dựng lễ hội trở thành sự kiện chung của khu vực Nam Bộ.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9