(HTV) - Một tàu không gian của NASA được cho là đã làm nên lịch sử khi tiếp cận Mặt Trời với khoảng cách gần nhất từ trước đến nay vào đêm Giáng sinh 24/12. Con tàu được trang bị khiên chắn nhiệt, khi phải đối diện với nhiệt độ gần 1.000 độ C.
Sứ mệnh của Parker Solar Probe tiếp tục mở rộng hiểu biết của chúng ta về Mặt Trời
Tàu Parker Solar Probe được phóng vào năm 2018, đã bay qua Mặt Trời 21 lần với khoảng cách ngày càng gần hơn. Tuy nhiên, đây có thể là lần tiếp cận gần nhất với khoảng cách 6,1 triệu km so với bề mặt Mặt Trời.
Trong khoảng thời gian này, con tàu sẽ mất tín hiệu trong vài ngày. Các nhà khoa học dự kiến phải chờ đợi tín hiệu trở lại vào 12 giờ trưa ngày 28/12 (theo giờ Việt Nam) tới để xem nó có thể sống sót hay không.
Tàu Parker Solar Probe bay qua Mặt Trời, đối diện với nhiệt độ gần 1.000 độ C trong cuộc hành trình đầy thử thách
Tại thời điểm gần Mặt Trời nhất, tàu Parker Solar Probe di chuyển với vận tốc 690.000km/giờ và trở thành tàu vũ trụ bay nhanh nhất từ trước đến nay do con người chế tạo. Theo NASA, tốc độ này có thể di chuyển từ Washington D.C đến Tokyo chưa đầy một phút.
Parker Solar Probe trở thành tàu vũ trụ bay nhanh nhất từ trước đến nay với tốc độ 690.000 km/giờ
Sứ mệnh của Parker Solar Probe được xem là bước tiến trong lĩnh vực vũ trụ, giúp con người tìm hiểu về Mặt Trời và tác động của nó đến Trái Đất và các hành tinh khác.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9