(HTV) - Ngày 20/01, các nhà cổ sinh vật học ở Peru đã công bố hóa thạch 9 triệu năm tuổi của một loài họ hàng của cá mập trắng lớn từng sinh sống ở vùng biển phía nam Thái Bình Dương.
Hóa thạch được tìm thấy cách Lima khoảng 235 km về phía Nam.
Hóa thạch 9 triệu năm tuổi của một loài họ hàng của cá mập trắng lớn từng sinh sống ở vùng biển phía nam Thái Bình Dương
Hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài Cosmopolitodus Hastalis được tìm thấy tại lưu vực Pisco của Peru, một khu vực sa mạc, nổi tiếng là nơi thường xuyên phát hiện các hóa thạch sinh vật biển cổ đại.
Hóa thạch cá mập 9 triệu năm tuổi
Người ta tin rằng loài cá mập này là tổ tiên của cá mập trắng lớn. Hiện loài này đã tuyệt chủng, nhưng răng của chúng từng dài gần 9 cm, trong khi những con trưởng thành có thể dài tới gần bảy mét.
Các nhà nghiên cứu đã trưng bày xương hóa thạch của loài cá mập cổ đại này trong một số hộp thủy tinh, bao gồm một hộp chứa hàm răng sắc nhọn khổng lồ.
Hóa thạch được tìm thấy cách Lima khoảng 235 km về phía Nam
Người ta đã tìm thấy dấu vết của nhiều loài cá mòi bên trong bao tử của hóa thạch cá mập cổ. Do cá cơm chưa xuất hiện khi loài cá mập này lang thang trên các vùng biển và đại dương rộng lớn, nên cá mòi là thức ăn chính của các loài săn mồi dưới biển thời đó.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9