Phòng tránh trầm cảm và các phương pháp chữa lành

PHƯƠNG THANH - MINH CHƯƠNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 12/8/2024, 13:49

(HTV) - Chương trình bàn tròn Giao lưu sức khỏe, lối sống thị dân - Buồn ơi chào mi vừa diễn ra tại đường sách TP.HCM, góp phần giúp ích cho việc giữ gìn sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất cho mọi người.

Ngày nay, hoà cùng sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, mọi người có thể phải đối mặt với các vấn đề trầm cảm, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu nhiều cấp độ. Đây là những bệnh lý phổ biến của thời đại, tác động đến rất nhiều người.

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Đình Phương - Trưởng Khoa Nội tổng quát và Y học gia đình - Kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV chia sẻ: "Những rối loạn lo âu trầm cảm xảy ra từ thời cổ đại mà mình không biết. Vì bây giờ mình biết và nhận thức nhiều nên có cảm giác tăng lên đến mức 15 - 20% dân số. Một bệnh đa nguyên nhân, vừa do yếu tố xã hội căng thẳng nếp sống công nghiệp, yếu tố gia đình và vừa yếu tố sinh học cá nhân".

Siêu mẫu - Doanh nhân Dương Yến Ngọc nhận định: "Rối loạn lo âu đến từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả yếu tố di truyền, hoặc những việc mình không tự tin, có những suy nghĩ tiêu cực. Và khi gặp trắc trở thất bại trong cuộc sống mà không được khích lệ động viên tinh thần sẽ dẫn đến chứng rối loạn lo âu. Nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm có nhiều cấp độ khác nhau. Nếu chúng ta chủ quan không quan tâm điều đó để trị liệu sức khỏe tinh thần tốt hơn thì bệnh trầm cảm nặng hơn và có thể hủy hoại chính mình".

Trong thực tế, việc có những định kiến và hiểu lầm về các bệnh lý thần kinh trong xã hội ngày nay cũng là một trong những khó khăn trong việc tiếp cận và điều trị cho người bệnh.

Bác sĩ Phương cho biết thêm, trước mắt cộng đồng phải nhìn nhận đây là một bệnh. Và những người mắc là người bệnh chứ không phải thói quen xấu, yếu ớt về thể chất hay tinh thần, thiếu ý chí phấn đấu tinh thần lạc quan. Cộng đồng không được phép lên án những người này mà phải có thái độ chia sẻ và giúp họ vượt qua. Trong đó vai trò của gia đình là hết sức quan trọng. Do đó, nhiều người cố gắng chối bỏ và giấu đi. Và trong thực hành của tôi, 50% bệnh nhân của tôi từ chối chẩn đoán không công nhận mắc bệnh vì cảm thấy xấu hổ.

Có 2 cách trị liệu là bằng hành vi nhận thức. Các nhà tâm lí trị liệu nói chuyện với bệnh nhân, có những bài tập thậm chí bằng trí tuệ nhân tạo có những con robot đối thoại với bệnh nhân hướng bệnh nhân theo hướng điều trị tích cực. Đó là chuyện điều trị lâu dài. Còn điều trị trước mắt sẽ có một số thuốc men giúp bệnh nhân ra khỏi cơn trầm cảm nhanh. Thuốc thông thường mất 1-2 tháng. Và trong cộng đồng khả năng điều trị khỏi 70-80%".

Bà Ngọc chia sẻ thêm: "Khi mình gặp thất bại, mình phải phân tích, quan sát và dũng cảm nhìn nhận ra được ưu điểm, khuyết điểm của mình là gì và tại sao thất bại như vậy. Khi mình nhận diện ra bài học đó thì sẽ tự tin đi tới hành trình kế tiếp. Và nếu vẫn có thất bại nhưng thất bại đó là bài học để có thể thực hiện ước mơ đạt kết quả như mình mong muốn. Và các bạn trẻ không được cổ vũ, khích lệ những điều này nên khi gặp thất bại sẽ tự tin ngay và mất niềm tin vào chính mình. Vì tiêu cực, họ xem tin tức tiêu cực, tìm kiếm môi trường tiêu cực, đến với những con người tiêu cực sẽ làm bệnh tình trầm trọng hơn".

Có 2 yếu tố mà y học xác định chứ không phải vấn đề đạo đức. Thứ nhất là giúp đỡ người khác và thứ hai là lòng biết ơn. Khi giúp đỡ người khác là có cảm giác được tương trợ, có trong quan hệ với cộng đồng và cảm thấy được nâng đỡ chứ không phải từ bi hỉ xả trong tôn giáo. Và khi mình biết ơn những điều gì mình có trong đời thì những ý nghĩ bi quan sẽ giảm đi.

Bàn tròn Giao lưu sức khỏe, lối sống thị dân là một trong những hoạt động thường xuyên được trang mạng xã hội Doctor247 tổ chức nhằm cập nhật các thông tin y tế sức khoẻ. Đặc biệt, Doctor247 quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế tham gia đăng tải các bài viết chuyên môn mang tính tham khảo hữu ích cho cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và xây dựng lối sống đại chúng, với mục tiêu vì một cộng đồng xã hội khoẻ mạnh.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: