(HTV) - Tại Trạm y tế xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thời gian qua việc tăng cường bác sĩ đa khoa thực hành về trạm đã góp phần giảm tải nhiều công việc cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, với nhu cầu khám sức khỏe ban đầu của người dân tại đây, nguồn lực y tế hiện vẫn cần thêm bác sĩ cơ hữu.
Điều dưỡng Văn Thị Gấm - Trưởng Trạm Y Tế Xã Tân Nhựt, Huyện Bình Chánh, TP.HCM: "Qua đợt dịch thì cái nhân sự ở trạm cũng rất là thiếu, một số anh em là nghỉ việc, một số chuyển việc, chuyển công tác cho nên là trạm y tế về nhân sự là chỉ còn được bốn biên chế thôi, thêm bốn hợp đồng. Cho nên cái nhu cầu nhân sự rất là thiếu trong công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân thì đa số là 90 % bảo hiểm y tế, cho nên người ta thường xuyên đến trạm y tế . (cắt)_Hiện tại thì tại vì trạm cái nguồn thuốc cũng chưa có được dồi dào, cho nên là chủ yếu những người dân tới khám là những cái bệnh mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường. Cho nên là nếu mà có thêm được bác sĩ có thêm được thuốc nữa thì tất nhiên là người dân sẽ đến với trạm nhiều hơn".
Điều dưỡng Văn Thị Gấm - Trưởng Trạm Y Tế Xã Tân Nhựt, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu - Phó Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết: "Bác sĩ thực hành thì có hai đợt , 14 bác sĩ, một tuần là về trạm y tế là ba ngày, hỗ trợ cũng nhiều mặt_ Còn về khó khăn thì hiện tại thì cũng biết là cái hoạt động của trạm y tế rất là nhiều. Công việc từ hồi dịch covid đến bây giờ cũng biết là thiếu nhân sự thì đặc biệt ở trung tâm các trạm y tế là thiếu bác sĩ. Trước kia thì Bệnh viện Bình Chánh có thực hiện luân phim cho trạm y tế là có 5 bác sĩ và trung tâm cũng y tế thì cũng luân phiên thì cũng đảm bảo là hai bác sĩ một trạm. Tuy nhiên về cơ hữu thì không đủ, do đó là bây giờ cũng rất là cần. Cái ở trên tuyến trên, Ủy ban nhân dân thành phố cũng là Sở Y tế hỗ trợ cho các bác sĩ về cho các trạm y tế..."
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu - Phó Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Đó là thực tế về nhu cầu nhân sự Y tế tại một trạm y tế trên địa bàn huyện Bình Chánh hay nói rộng hơn là ngành y tế toàn huyện Bình Chánh hay là toàn Thành phố Hồ Chí Minh, thì như vậy cho thấy là việc tăng cường các bác sĩ về các trạm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện đến chủ trương này thì làm sao để đảm bảo quyền lợi và chế độ cho nhân viên y tế được cử về các trạm xã và cũng phải đảm bảo làm sao để không thiếu nhân sự tại các bệnh viện, nơi sẽ cử các bác sĩ về đây thì đó cũng là một điều cần phải cân nhắc.
Thạc sĩ - Bác sĩ CKII Võ Ngọc Cường - Phó Giám Đốc Điều Hành Bệnh Viện Bình Chánh, TP.HCM chia sẻ: "Đây là một cái chủ trương cực kì phù hợp, rất cần thiết cho cái y tế cơ sở, vừa yếu về chất lượng và thiếu về số lượng._Thứ nhất là phải tập huấn cho bác sĩ, y sĩ tại cái y tế tuyến cơ sở dân sự tham gia để có chất lượng và đủ về số lượng. Cái thứ hai là nhân lực, khi mà đã chia sẻ nhân lực xuống 16 xã rồi thì Bình Chánh những người còn lại phải gồng gánh được để Bình Chánh vẫn phải phát triển bệnh viện. Cái thứ ba đó là bệnh viện tuyến trên, như BV nhân dân 115 bệnh viện,... phải ổn định để hỗ trợ tốt cho tuyến trước thực thi công việc phục vụ khám sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó thì bảo hiểm cũng được xem xét để đưa ra đây thì để là xem xét chữa bệnh tại trạm y tế thì phải có khả năng phải thanh toán như thế nào cho phù hợp với cái nhân sự khi về trạm y tế...."
Thạc sĩ - Bác sĩ CKII Võ Ngọc Cường - Phó Giám Đốc Điều Hành Bệnh Viện Bình Chánh, TP.HCM
Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Tăng Chí Thượng - Giám Đốc Sở Y Tế TP.HCM: "Loại hình bác sĩ phù hợp nhất đó là bác sĩ thực hành tổng quát hay còn gọi là bác sĩ đa khoa. Nếu nói cách đây 10 năm thì chúng ta cũng phải hết sức lượng, lượng bởi vì khi đó số lượng bác sĩ trên một vạn dân vẫn còn thiếu rất nhiều, vẫn ưu tiên cho các bệnh viện. Bởi vì công tác điều trị người bệnh vẫn là ưu tiên số một nhưng mà sau 10 năm thành phố có một hệ thống các trường đại học đào tạo bác sĩ y khoa phát triển rất mạnh. Do đó tình hình gọi là thiếu bác sĩ thì hiện nay đã cải thiện rất nhiều. Chúng tôi đang triển khai một cái cơ chế hoạt động, nghĩa là không cào bằng tất cả các trạm y tế như nhau ở thành phố này là đặc điểm các trạm nó rất khác nhau._Ngoài chức năng khám, chữa bệnh thì trạm còn nhiều hoạt động mà rất cần nhân lực, không đơn thuần là bác sĩ không mà chúng tôi rất muốn bổ sung lực lượng khác như là cử nhân y tế cộng đồng_kể cả mạng lưới cộng tác viên, sức khỏe cộng đồng".
Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Tăng Chí Thượng - Giám Đốc Sở Y Tế TP.HCM
Sở Y tế TP.HCM nêu rõ, việc cử nhân viên y tế đi luân phiên theo hình thức cử cá nhân hoặc theo nhóm chuyên môn, với thời gian tối thiểu là 2 tháng, tối đa 12 tháng (trừ trường hợp tự nguyện đi thời gian dài hơn).
Đơn vị cử có trách nhiệm chi trả cho nhân viên y tế đi luân phiên 100% tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương (không bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề) và các quyền lợi khác theo quy định như đang công tác tại đơn vị cử đi luân phiên, có các loại phụ cấp ưu đãi như đối với nhân viên y tế tại nơi được cử đến công tác.
>>> Xin mời quý vị đón xem những hình ảnh, thông tin chi tiết hơn trong chương trình thời sự của HTV lúc 20h trên HTV9