Hôm qua (16/4), Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong nỗ lực nhằm đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thời hạn thực hiện sẽ đến hết ngày 6/5.
Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa nhất trí chi hơn 7.000 tỷ USD nhằm bảo vệ thị trường lao động, các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang đối phó với đại dịch COVID-19.
Trong ngày 15/4, nước Anh tiếp tục có số ca tử vong cao nhất trong số các nước tại châu Âu, ở mức 761 người và tổng cộng đã có 12.868 người tử vong từ đầu mùa dịch, đứng thứ năm trên thế giới.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adanom Ghebreyesus kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu, giữa bối cảnh tổ chức này sẽ mất nguồn đóng góp lớn từ Mỹ sau tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Donald Trump về việc ngừng tài trợ cho WHO.
Mỹ là quốc gia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, với hơn 28.500 ca. Rạng sáng nay 16/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, các số liệu cho thấy, Mỹ đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và ông sẽ sớm công bố hướng dẫn mới về kinh tế.
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với hai thiết bị lọc máu để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Ngày 15/4, dư luận quốc tế đã phản ứng về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu chính phủ tạm ngưng tài trợ cho WHO.
Từ ngày 14/4, Đan Mạch đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa toàn quốc, cho phép một số học sinh lớp nhỏ được trở lại lớp.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan và Philippines trong ngày 15/4 đã ghi nhận thêm nhiều ca bệnh mới.
Tại Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch COVID-19, tình hình về cơ bản đã được kiểm soát. Nước này đang đẩy mạnh thử nghiệm vaccine cũng như đào sâu nghiên cứu những khía cạnh chưa được giải đáp của bệnh.