Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo của khối này đã thông qua gói tài chính trị giá 540 tỷ euro để hỗ trợ các quốc gia và doanh nghiệp đối phó với đại dịch COVID-19. Gói tài chính này sẽ sẵn sàng trước ngày 1/6.
Theo số liệu thống kê từ trang Woldometers, tính đến 6h ngày 23/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 2.714.366 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), trong đó có 190.383 ca tử vong và 744.866 người bình phục.
Dù dịch COVID-19 đang có dấu hiệu hạ nhiệt tại một số khu vực trên thế giới nhưng nhiều nước vẫn đang tỏ ra thận trọng trong việc dỡ bỏ các biện pháp cách ly.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp, hạn chế nhập cư nhằm giảm thiểu việc cấp mới thẻ xanh.
Trong 2 tuần tới, Ấn Độ sẽ sử dụng một loại vaccine phòng lao phổi cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm trên người trưởng thành để xác định xem vaccine này có tạo ra cơ chế miễn dịch chống lại chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) hay không.
Mặc dù Nga và Anh đứng sau các nước trên về tổng số ca nhiễm và tử vong, song số ca mắc mới trong 24 giờ ở hai nước này khá cao, xếp thứ 2 và 3 thế giới sau Mỹ, lần lượt là 5.236 trường hợp và 4.451 trường hợp.
Tại châu Á, một số quốc gia đang bắt đầu trở thành những tâm dịch mới, cụ thể là Singapore đã vượt mốc 10.000 ca nhiễm. Các nước khác trong khu vực vẫn đang giữ vững yêu cầu giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây nhiễm và bùng phát mới trong cộng đồng.
Nhu cầu về thức ăn chay hay đạm có nguồn gốc thực vật đang tăng nhanh tại châu Á, đây là ghi nhận mới của các nhà cung cấp trong bối cảnh có nhiều nghi ngờ về mối quan hệ giữa virus SARS-CoV-2 và thịt động vật hoang dã...
Với hơn 1,8 tỉ người theo đạo Hồi trên thế giới, đây có lẽ là tháng Ramadan lạ lùng nhất từ trước đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Hôm qua 22/4, Liên hiệp quốc đã chọn chủ đề "Hành động vì khí hậu" cho ngày Trái đất 2020