(HTV) - Thời điểm cuối năm, các hoạt động mua bán kinh doanh, sản xuất trên địa bàn TP.HCM diễn ra sôi nổi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Do đó, công tác giám sát, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cần phải được đặt lên hàng đầu. Ban Pháp chế HĐND TP.HCM đã tổ chức khảo sát về công tác quản lý thị trường - bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM.
Khu vực kinh doanh vải sợi ở chợ Bình Tây
Là khu chợ sỉ lớn nhất TP.HCM với gần 2.500 quầy sạp cùng 30 ngành hàng khác nhau, công tác quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được Ban quản lý chợ và các tiểu thương tại chợ Bình Tây tuân thủ nghiêm ngặt. Còn tại huyện Nhà Bè, công tác đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết cũng như kiểm soát chất lượng đầu vào của tất cả sản phẩm được các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi như Co.op hay Bách Hóa Xanh chuẩn bị kỹ càng.
Công tác quản lý thị trường tại chợ và các siêu thị lớn nhỏ
Mỗi ngày hàng hóa sẽ được kiểm tra date bằng hệ thống và bằng mắt thường, hàng nào cận date thì sẽ khuyến mãi hoặc giảm giá cho khách, hàng nào hết date hoặc có vấn đề thì sẽ hủy hoặc trả về nhà sản xuất.
Siêu thị - kênh mua sắm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn
TP.HCM triển khai các biện pháp quản lý thị trường
Trong năm 2022, 2023, Quận 5 triển khai tuyên truyền, tập huấn 5 đợt cho hơn 300 doanh nghiệp về các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh bằng nhiều hình thức đa dạng. Tổ chức ký cam kết với 2.472 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn về nội dung không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9