(HTV) - Với sự phát triển nhanh chóng của thế giới, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến việc đòi hỏi một lượng lớn không gian.
Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu đất đai cho nông nghiệp, công nghiệp, và đặc biệt là sự phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các thành phố và dân số, chúng ta chứng kiến một tình trạng ngày càng phổ biển, đó là nạn "Phá rừng".
Vấn nạn phá rừng diễn ra ngày càng nhiều
Trong suốt thế kỷ qua, sự xâm phạm đáng kể đã diễn ra đối với độ bao phủ rừng trên toàn cầu, dẫn đến mức độ phủ xanh giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, khoảng 30%. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ước tính mỗi năm có khoảng 18 triệu mẫu Anh (7,3 triệu héc ta) rừng bị mất.
Đồ họa: Lan Hương
Đồng thời, theo cảnh báo của Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), thế giới đang “không đạt được các tiến bộ hướng tới mục tiêu toàn cầu về rừng”. Điều này sẽ gây ra tác động nghiêm trọng, đặc biệt khi nạn phá rừng tiếp diễn ở mức đáng báo động, bất chấp những cam kết của chính phủ và doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất đi sự ổn định của khí hậu, vòng tuần hoàn của nước, kinh tế nông nghiệp khu vực và thế giới, an ninh lương thực, sinh kế và xã hội con người.
Cần có các biện pháp để bảo vệ rừng
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nhiều loài sinh vật. Phá rừng không chỉ gây mất đa dạng mà còn đặt ra những thách thức lớn đối với sự cân bằng môi trường. Vì lẽ đó, chúng ta cần nâng cao ý thức và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, nhằm đảm bảo một tương lai bền vững hơn cho hành tinh và cho các thế hệ tiếp theo.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9