Vùng Đông Nam Bộ đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước.
Vùng Đông Nam Bộ đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Hiện nay, toàn vùng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước, chiếm 41,1% tổng vốn FDI của cả nước, trong đó TP.HCM là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.
Toàn cảnh hội nghị với sự góp mặt của nhiều đại biểu của các tỉnh thành phố.
Tiếp tục có những hợp tác liên kết mạnh mẽ trong thời gian tới, hôm qua, tại Tỉnh Bình Phước đã diễn ra hội nghị tổng kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Lãnh đạo TP.HCM nhấn mạnh đây là hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra cơ hội mới để thu hút những dự án từ các nhà đầu tư TP.HCM đến các địa phương, nhất là tạo bước đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương trong vùng.
Vùng Đông Nam Bộ được đánh giá tiếp tục là cực tăng trưởng với quy mô GRDP tăng trung bình 2,6 lần trong 10 năm qua, chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước, vượt mục tiêu đặt ra. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao.
Dù có những chuyển biến tích cực nhưng thời gian qua, liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, liên kết nội vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và có xu hướng chậm lại, cơ cấu kinh tế chưa bền vững, tỷ trọng đóng góp vào GDP của cả nước giảm.
Bình Phước cách sân bay và cảng biển gần nhất khoảng 3 tiếng đồng hồ di chuyển, chưa có kết nối cao tốc. Các nhà đầu tư chia sẻ rằng, chỉ cần rút ngắn 40% thời gian di chuyển này thì kết nối kinh tế TP.HCM và Đông Nam Bộ sẽ tăng giá trị gấp 2 - 3 lần. Chỉ 1 ví dụ này chắc hẳn quý vị cũng đã thấy được hạ tầng thông suốt đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với việc liên kết vùng.
Dựa trên việc Nghiên cứu Nghị quyết 24 của Bộ chính trị và tìm hiểu tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh nội dung hợp tác của TP.HCM với các tỉnh thành Đông Nam Bộ tập trung 7 trọng điểm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi
Đồng chí PHAN VĂN MÃI - ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC THÀNH ỦY, CHỦ TỊCH UBND TP.HCMTP.HCM, cho biết: “Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đến 2025, xây dựng nền tảng số để kết nối thông tin, theo dõi tiến độ hợp tác. Trong NQ24 TPHCM chủ trì 8 đề án và 8 dự án của vùng. Chúng tôi sẽ hoàn thành việc chuẩn bị trong quý 2 để triển khai chủ yếu các ND lq hạ tầng giao thông đô thị, VN dịch vụ... Thực hiện đúng phân công để triển khai dự án này.”
Cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quyết định thành công của chương trình hợp tác. Lãnh đạo 6 tỉnh thành mong muốn các nhà đầu tư cùng đồng hành nghiên cứu quy hoạch và góp ý với chính quyển địa phương để cải thiện môi trường đầu tư vùng Đông Nam Bộ từ đó đẩy nhanh quá trình triển khai NQ24 của Bộ Chính trị.
Đồng chí NGUYỄN VĂN NÊN - ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ THÀNH ỦY TP.HCM nhấn mạnh: “7 LĨNH VỰC CÁC ĐỒNG CHÍ ĐƯA RA TÔI THỐNG nhất, chúng ta phải bám, đây là chuyên đề dài Đảng đã ban hành. CƠ chế đặt ra rất nỗ lực rồi khi phân công PCT tỉnh đảm nhiệm nhưng các đồng chí nghĩ thêm họ cần làm gì để ra quy chế hoạt động. Thứ 3 kết nối cucng cầu được rồi. Thứ 4 là hạ tầng đi trước doanh nghiệp đi theo. Chỉ chút là hình dung được điểm nghẽn hạ tâàng giao thông, không chỉ đường bộ mà còn lợi thế đường thủy đường sông có thể chia sẻ cho đường bộ. lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng chỗ này. dường sắt cucn4g phải quan tâm phát triển. Phải tính toán lại quy hoạch hạ tầng giao thông. Đây là những việc làm có tính cấp bách trong triển khai hạ tầng.”
Ông NGUYỄN VĂN NÊN - ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ THÀNH ỦY TP.HCM
Tại hội nghị, TP.HCM và 5 tỉnh thành Đông Nam Bộ đã ký kết chương trình hợp tác kinh tế xã hội đến năm 2025 trên các lĩnh vực như đầu tư bất động sản, các khu đô thị vệ tinh, công nghiệp xúc tiến đầu tư và thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục, thông tin và truyền thông, các hoạt động an sinh xã hội. Thông qua đó, kinh tế - xã hội có nhiều bước tiến mới, đóng góp cho sự phát triển của mỗi địa phương./.
Xem thêm nhiều hơn tại đây.