(HTV) - Rừng trà Shan tuyết cổ thụ Yên Bái hàng trăm năm gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.
Từ một cây trồng để giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và bảo vệ làng bản, giờ đây trà Shan tuyết đã mang lại hiệu quả kinh tế với những hương vị, giá trị bản sắc riêng. Bảo tồn rừng trà quý đi đôi với bảo tồn văn hóa người Mông.
Trà Shan tuyết là đặc sản của dân tộc Mông
Cụ Sùng Sấu Cua 103 tuổi, là biểu tượng của người Mông về sự gắn bó mật thiết với cây trà shan tuyết chia sẻ: "Tôi làm trà từ năm mười mấy tuổi, từ thời Pháp rồi Nhật đô hộ, thời đó tôi làm trà đem đi đổi lấy gạo, lấy gà."
"Nay tôi làm trà xanh phải sao suốt mới chín chè, vất vả hơn. Cả đời tôi chỉ biết làm trà. Từ xưa người ta cứ bảo tôi là đi bán thuốc phiện, đi buôn qua biên giới mới nhanh có tiền, nhưng tôi không bao giờ làm. Chỉ có trà mới nuôi sống người Mông. Làm trà mới yên ổn mà sống."
7 giờ tối, các em học sinh người Mông mới đến lớp học pha trà của cô giáo Liên. Lớp chỉ mở ban đêm và cuối tuần do các em và cả cô giáo còn bận lịch học lịch dạy tại các trường khác.
Cô giáo Chu Liên cho biết: "Suối Giàng là một vùng trà Shan tuyết quý giá trong diện phải bảo tồn. Các em là những chủ nhân của vùng đất này, thì đương nhiên các em phải là ngươi gìn giữ, hướng dẫn, quảng bá nét đẹp của Suối Giàng. Muốn vậy, các em phải là những trà nhân, trà sư".
Rừng trà Shan tuyết cổ thụ Yên Bái hàng trăm năm gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào dân tộc vùng cao. Từ một cây trồng để giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và bảo vệ làng bản, giờ đây trà Shan tuyết đã mang lại hiệu quả kinh tế với những hương vị, giá trị bản sắc riêng. Bảo tồn rừng trà quý đi đôi với bảo tồn văn hóa người Mông.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9