Cập nhật thị trường ngày 04/01: Giá vàng tăng mạnh, xăng dầu giảm

KIỀU MY // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 4/1/2024, 07:54

Giá vàng hôm nay 04/01/2024 thế giới giảm khá mạnh do đồng USD tiếp tục hồi phục. Giá quốc tế vẫn vững trên 2.000 USD/ounce, trong khi giá vàng miếng SJC treo cao quanh ngưỡng 75 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Chốt phiên giao dịch 3/1, giá vàng miếng 9999 của SJC tại TP.HCM ở mức 72,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 75,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng miếng 4 số 9 của SJC được niêm yết tại Hà Nội ở chiều mua vào ở mức 72,5 triệu đồng mỗi lượng và bán ra là 75,52 triệu đồng mỗi lượng.

Còn giá vàng miếng SJC giao dịch tại DOJI tại Hà Nội kết phiên 3/1 ở mức 72,4 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra là 75,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng quốc tế giao ngay trên sàn Kitco vào lúc 21 giờ 53 phút ngày 3/1 giờ Việt Nam ở mức 2.037,2 USD một ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 2/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.042,8 USD mỗi ounce.

Giá vàng hôm nay 4/1 trên thị trường thế giới giảm khá mạnh do đồng USD tiếp tục hồi phục. Tuy vậy, giá quốc tế vẫn vững trên 2.000 USD mỗi ounce, trong khi giá vàng miếng SJC treo cao quanh ngưỡng 75 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch 3/1, chỉ số VN-Index tăng 12,45 điểm, lên 1.144,17 điểm. HNX-Index tăng 1,65 điểm, lên 231,64 điểm. UPCoM-Index tăng 0,54 điểm, lên 87,58 điểm. 

Giá vàng thế giới hôm nay 

Giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường thế giới đứng quanh ngưỡng 2.052 USD/ounce. Vàng giao tháng 02/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.064 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 3/1 cao hơn khoảng 12,5% (228 USD/ounce) so với đầu năm 2023. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 61,2 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 14,3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 3/1.

Giá vàng thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm khi đồng USD tăng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn khá vững giá nhờ mức chênh so với giá thế giới quy đổi ở mức cao, khoảng 14 triệu đồng/lượng. Mức chênh gia mua-bán tại các cửa hàng cũng khá cao, khoảng 3 triệu đồng/lượng.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay (4/1) sẽ được áp dụng theo mức giá mới.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành hôm nay có khả năng đi xuống theo giá xăng dầu thế giới.

Nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể giảm từ 70-170 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng giảm từ 320-360 đồng/lít.

Trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giữ nguyên.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây nhất (ngày 28/12/2023), giá xăng dầu được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh theo hướng giữ nguyên giá xăng RON 95, giảm nhẹ giá xăng E5, còn giá dầu diesel tăng.

Cụ thể, giá xăng E5 giảm 10 đồng/lít, giá bán xuống mức 21.180 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giữ nguyên ở mức 22.140 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 260 đồng/lít, lên 19.780 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa giảm 40 đồng/lít, về mức 20.450 đồng/lít. 

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 4/1 có xu hướng đi lên theo đà tăng từ phiên trước.

Ngày 3/1, giá xăng dầu thế giới hồi phục sau khi lao dốc vào phiên giao dịch đầu năm.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 21 giờ 25 phút ngày 3/1 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 76,75 USD/thùng, tăng 0,86 USD, tương đương 1,13% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 71,16 USD/thùng, tăng 0,78 USD, tương đương 1,11% so với phiên liền trước.

Giá dầu đi lên do căng thẳng ở Biển Đỏ vẫn tiếp diễn, gây lo ngại khả năng gián đoạn nguồn cung.

Cuối tuần trước, lực lượng Houthi đã tấn công tàu chở container của hãng vận tải Maersk của Đan Mạch. Sau vụ tấn công này, Maersk cho biết các tàu container của họ sẽ tiếp tục tránh tuyến Biển Đỏ dẫn vào kênh đào Suez.

Theo Reuters, một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông có khả năng khiến các tuyến vận tải dầu trọng yếu phải đóng cửa và làm gián đoạn hoạt động thương mại.

Tâm lý lo ngại nguồn cung khi rủi ro địa chính trị gia tăng có thể là chất xúc tác khiến giá dầu tăng trong ngắn hạn.

Cùng với đó, giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ các biện pháp kích thích kinh tế mới của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Theo Oilprice, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch nhập khẩu 179,01 triệu tấn dầu cho năm 2024, cao hơn 60% so với năm 2023. Đây có thể là động lực thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của nước này.

Hơn nữa, kỳ vọng vào nhu cầu đi lại của người dân Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng mạnh cũng nâng đỡ giá dầu.

Trong một cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Reuters, các nhà kinh tế và nhà phân tích dự đoán giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 82,56 USD/thùng trong năm 2024, tăng nhẹ so với mức trung bình 82,17 USD của năm 2023, với tốc độ tăng trưởng toàn cầu yếu sẽ hạn chế nhu cầu. Song căng thẳng địa chính trị có thể khiến giá dầu tăng cao hơn.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9


Ý kiến của bạn: