Chiếc nón công nghệ cao hỗ trợ nghiên cứu về não bộ trẻ sơ sinh

NGỌC THỦY - XUÂN TUẤN - QUỐC KHANH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 13/9/2024, 12:43

(HTV) - Các nhà khoa học Anh vừa chế tạo chiếc nón công nghệ hỗ trợ nghiên cứu sâu hơn về não bộ trẻ sơ sinh. Thiết bị này theo dõi chức năng nhận thức của trẻ, mở ra khả năng phát hiện sớm dấu hiệu của chứng tự kỷ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Chiếc nón có gắn nhiều khối hình lục giác chiếu ánh sáng vào đầu, rồi đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Sự khác biệt về mức độ ánh sáng phản xạ có thể cho biết vùng nào của não đang hoạt động.

Giáo sư Emily Jones - Phòng Nghiên Cứu Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Nhỏ Birkbeck cho biết: "Chúng tôi phát hiện có nhiều kích thích lớn trong các tình huống trẻ tiếp xúc với con người. Một số vùng não hoạt động mạnh hơn khi trẻ sơ sinh thấy mọi người hát hoặc nói chuyện với chúng."

Chiếc nón có gắn nhiều khối hình lục giác chiếu ánh sáng vào đầu, rồi đo lượng ánh sáng phản xạ lại

Nhóm nghiên cứu hy vọng thiết bị này sẽ giúp phát hiện sớm các chứng rối loạn liên quan đến phát triển hệ thần kinh ở trẻ.

Giáo sư Emily Jones - Phòng Nghiên Cứu Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Nhỏ Birkbeck chia sẻ: "Đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh có thành viên trong gia đình mắc chứng tự kỷ hoặc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), nếu phát hiện sớm các triệu chứng này, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho trẻ."

Theo các chuyên gia, thiết bị dạng nón này có thể được đeo cho trẻ từ một tháng tuổi trở lên.

 

Ý kiến của bạn: