(HTV) - Giá bán lẻ điện bình quân vừa được điều chỉnh tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Các doanh nghiệp sản xuất cho biết khá lo lắng, bởi giá điện tăng sẽ kéo theo nhiều chi phí đầu vào tăng lên trong bối cảnh đơn hàng giảm.
Theo ghi nhận của phóng viên HTV tại công ty cơ khí Duy Khanh, các mặt hàng doanh nghiệp này chuyên sản xuất là thiết kế chế tạo các loại khuôn mẫu cho các nhà máy nhựa, nhà máy dập ép kim loại, phải tiêu tốn khá nhiều điện. Hiện mỗi tháng đơn vị tốn khoảng 200 triệu đồng tiền điện cho 1 nhà máy. Thêm nữa từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm 20%. Do đó dù tiện tăng 3% nhưng cũng tạo áp lực không nhỏ đến hoạt động sản xuất của đơn vị.
Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần điện, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít. Câu chuyện từ 2 đơn vị trên cho thấy sự ảnh hưởng từ giá điện tăng là rất rõ ràng. Thế nhưng bây giờ giá điện cũng đã điều chỉnh tăng, doanh nghiệp cũng không còn cách nào khác ngoài việc chủ động tìm phương án để tối ưu hóa chi phí nhằm ổn định sản xuất và giữ được thị trường. Như công ty CP Thực phẩm Bình Tây đã thay đổi máy móc thiết bị cũ để cho hiện đại hóa, hạn chế tiêu thụ điện.
Nhiều biện pháp như hạn chế sử dụng điện đã được triển khai tại các doanh nghiệp
Còn công ty cơ khí Duy Khanh cho biết cũng phải cải thiện hệ thống của mình để có chi phí sản xuất tốt nhất để có thể có thể giá thành cạnh tranh nhất. Hiện công ty cũng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, từng bước chuẩn hóa, vì chi phí sản xuất nguyên vật liệu tăng nhưng giá cho khách không tăng, nếu không giảm dần chi phí khác thì hiệu quả sản xuất giảm, bắt buộc phải điều chỉnh nhiều thứ.
Rõ ràng, tối ưu hóa chi phí là bài toán thường trực của doanh nghiệp. Đây không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó khăn, duy trì sản xuất bền vững, mà còn là cách để sản phẩm được tạo ra có giá thành cạnh tranh nhất.
>>> Xin mời quý vị đón xem chương trình thời sự của HTV lúc 20G mỗi ngày trên HTV9