Hà Nội: Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản vùng miền

HOÀNG HƯƠNG- TIẾN DŨNG // VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HTV TẠI HÀ NỘI 15/1/2024, 08:20

Hàng hóa sản xuất trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn về đầu ra. ngành và các địa phương triển khai nhiều hơn để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản vùng miền

Chương trình OCOP- Mỗi xã một sản phẩm đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng ngàn sản phẩm hàng hóa đa dạng, ngày càng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của OCOP. Hiện cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Hơn 10 ngàn sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, 31,2% sản phẩm 4 sao, 0,8% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao. Mặc dù vậy, nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng chỉ được biết đến ở địa phương mình, chưa được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước cũng như thu hút được sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Nút thắt lớn nhất hiện nay là vấn đề liên kết với nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua các kênh phân phối trong nước sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo

Năm 2023, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt con số 180 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo, đây là cơ hội rất lớn cho các sản phẩm nội địa, đặc biệt là sản phẩm đặc sản vùng miền.

Hiện nhiều địa phương đã tổ chức các chương trình thúc đẩy tiêu thụ đặc sản vùng miền nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP.

Thông qua các hoạt động này nhằm góp phần giúp các HTX quảng bá, giới thiệu nông sản đặc trưng của các vùng miền; tạo sự gắn kết, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các HTX.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: