(HTV) - Trong khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam, hầu hết là doanh nghiệp quy mô nhỏ và chỉ có một số ít sản phẩm, giải pháp thế mạnh thì liên kết để đi chung là con đường duy nhất
Thị trường hiện nay sẽ rất khó đáp ứng nếu mỗi doanh nghiệp chỉ cung cấp rời rạc những giải pháp riêng lẻ, buộc khách hàng phải chia nhỏ nhu cầu và tìm đến nhiều đơn vị cung cấp. Từ thực tế này, mô hình liên kết công nghệ giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp đã ra đời và chứng tỏ có hiệu quả.
Hiệu quả từ mô hình liên kết công nghệ
Liên kết công nghệ trong khởi nghiệp
Liên minh Sáng tạo Giáo dục Việt Nam vừa ra mắt tại sự kiện Kết nối Công nghệ Giáo dục - ETC 2023 là một điển hình của mô hình liên kết công nghệ trong khởi nghiệp hiện nay, tạo cảm hứng cho hơn 100 đơn vị trung tâm giáo dục hàng đầu tham gia.
Những không gian kết nối như thế này không những giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân và chuyên môn, mà còn mang lại những thông tin quý giá và cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, nhà quản lý cấp cao.
Chính sách hỗ trợ đã có, doanh nghiệp cần chủ động liên kết
Thiếu vốn, thiếu nguồn lực phải chăng chỉ là sự trì hoãn sự liên kết. Muốn trồng cây, trước hết phải gieo hạt. Bước đầu tiên luôn là bước đi đột phá nhất để tận dụng được cơ hội liên kết phát triển, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh công nghệ và thị trường không ngừng thay đổi như hiện nay.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9